Đậu nành có phù hợp với bạn

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Đậu nành (soybean) là một trong những thực phẩm có nhiều tranh luận nhất trên thế giới. Những ý kiến phản đối cho rằng nó có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone, tuyến giáp hay kích thích ung thư phát triển. Những người ủng hộ cho rằng nó có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường chức năng sinh sản và kiểm soát ổn định nồng độ cholesterol.

Đậu nành có thực sự ảnh hưởng tiêu cực đến bạn? Bao nhiêu là thừa? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết sau đây.

Đậu nành

Đậu nành (soybean) thuộc họ đậu, phổ biến ở khu vực Đông Á nhưng hiện nay nó được trồng khắp thế giới.

Ngoài ăn trực tiếp, đậu nành còn được sử dụng để sản xuất nhiều loại thực phẩm khác như sữa đậu nành, đậu phụ. Đậu nành lên men để sản xuất tempeh, nước sốt tương miso…

Đậu nành được sử dụng nhiều trong thực đơn những người ăn chay, làm sữa chua và phô mai. Soy lecithin và soy protein isolate được sản xuất từ đậu nành và xuất hiện trong nhiều sản phẩm chế biến, thực phẩm bổ sung.

Đậu nành có ảnh hưởng tiêu cực đến bạn?

Đậu nành thu hút nhiều tranh cãi mỗi ngày, về ảnh hưởng lên nồng độ estrogen và sự thổi phồng tác dụng phụ trên nam giới.

Giống như hầu hết các thực phẩm khác, đậu nành có cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực lên sức khỏe chúng ta. Tuy nhiên, sử dụng có kiểm soát đúng cách, đậu nành và các sản phẩm nguồn gốc đậu nành có thể là một phần trong chế độ ăn khỏe mạnh.

Tốt nhất bạn vẫn nên sử dụng đậu nành tự nhiên, lên men hoặc sản phẩm chế biến được cân bằng các chất dinh dưỡng để đảm bảo lợi ích sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng

Đậu nành có hàm lượng cao protein và các khoáng chất quan trọng bao gồm Mangan, canxi và selen.

Trong 100g đậu hũ có:

  • 88 calories
  • 2g glucid
  • 10g protein
  • 5.5g chất béo
  • 1g chất xơ
  • 0.8mg Mangan (39% nhu cầu khuyến nghị – NCKN)
  • 253mg canxi (25% NCKN)
  • 12.5mcg selen (18% NCKN)
  • 152mg Phốt pho (15% NCKN)
  • 0.3mg đồng (13% NCKN)
  • 46.6mg Mg (12% NCKN)
  • 2mg sắt (11% NCKN)
  • 1mg kẽm (7% NCKN)
  • 23.9mg folate (6% NCKN)

Ngoài ra còn có kali, vitamin K, vitamin B6, thiamine, riboflavin.

Lợi ích

american soybeans: China to buy record amount of American soybeans in 2020  - The Economic Times

Đậu nành chứa nhiều hợp chất mạnh mẽ được các nghiên cứu công nhận ảnh hưởng tích cực lên sức khỏe như isoflavones, sterol nguồn gốc thực vật, prebiotic…

Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung nhiều thực phẩm nguồn gốc đậu nành trong chế độ ăn có thể giúp kiểm soát nồng độ cholesterol và tăng sức khỏe tim mạch.

Nghiên cứu năm 2015 trên British Journal of Nutrition, sử dụng đậu nành giúp làm giảm nồng độ triglyceride, cholesterol toàn phần và LDL cholesterol (cholesterol xấu), tăng HDL cholesterol (cholesterol tốt).

Nó cũng có thể mang đến nhiều lợi ích cho phụ nữ. isoflavones làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể, làm giảm một số triệu chứng mãn kinh. Tổng hợp 19 nghiên cứu cho thấy bổ sung isoflavone có thể làm giảm tần số và mức độ cơn bốc hỏa ở phụ nữ.

Soy protein có thể làm tăng cường sức khỏe sinh sản và kinh nguyệt ở phụ nữ. Một nghiên cứu cho thấy phytoestrogen giúp tăng khả năng có thai ở 213 phụ nữ suy giảm chức năng sinh sản.

Một số nghiên cứu khác cho thấy ăn đậu nành thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư vú, tuyến tiến liệt, ung thư phổi…

Nguy cơ và tác dụng không mong muốn

Mặc dù đậu nành có lợi ích sức khỏe nhưng cũng có những nguy cơ bạn cần lưu ý.

Isoflavones hoạt động như phytoestrogen, mô phỏng hoạt động estrogen trên cơ thể. Nhiều người từ chối đậu nành vì lo lắng sự thay đổi hormone trong cơ thể có liên quan đến một số loại ung thư ví dụ ung thư vú.

Tuy nhiên một số nghiên cứu chỉ ra isoflavones có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư vú. Một nghiên cứu năm 2016, sử dụng nhiều các sản phẩm nguồn gốc đậu nành có liên quan với giảm 30% nguy cơ phát triển ung thư vú ở phụ nữ châu Á.

Chú ý rằng các nghiên cứu đa số sử dụng đậu nành không biến đổi gen đã lên men hoặc được sơ chế.

Bởi vì ảnh hưởng của phytoestrogen trong đậu nành, chúng ta tự hỏi nó có ảnh hưởng tiêu cực đối với nam giới? Các kết quả nghiên cứu vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này.

Một nghiên cứu trên mô hình động vật đăng tải ở Journal of Endocrinology bổ sung nồng độ cao phytoestrogen ở chuột làm giảm nồng độ estrogen và làm tăng kích thước tuyến tiền liệt trong 5 tuần. Tổng hợp một số nghiên cứu khác cho thấy ăn đậu nành không ảnh hưởng đến nồng độ hormone ở nam giới, một số nghiên cứu còn cho thấy bổ sung đậu nành còn có thể liên quan đến giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Nếu bạn có các vấn đề về tuyến giáp, bạn nên sử dụng đậu nành có kiểm soát. Một số nghiên cứu cho thấy isoflavones có thể làm giảm sản xuất hormone tuyến giáp. Tuy nhiêm một số nghiên cứu khác cho thấy nếu bạn có vấn đề tuyến giáp bạn không cần tránh sử dụng thực phẩm nguồn gốc đậu nành nhưng nên bổ sung đủ iot để dự phòng các nguy cơ sức khỏe.

Dị ứng đậu nành và các sản phẩm nguồn gốc động nành cũng khá phổ biến, một nghiên cứu cho thấy 0.4% trẻ em có dị ứng đậu nành.

Một số lượng lớn đậu nành sản xuất tại Mỹ là sản phẩm biến đổi gen. Các sản phẩm biến đổi gen vẫn đang có rất nhiều tranh luận xoay quanh vấn đề kháng kháng sinh, dị ứng thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY