Dâu tây có tốt cho bạn không?

26/06/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Dâu tây cũng giống như các loại quả mọng khác, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và các hợp chất có khả năng chống oxy hóa và chống viêm. Là một phần của chế độ ăn uống bổ dưỡng, chúng có thể giúp ngăn ngừa nhiều tình trạng bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tiểu đường type 2.

Do strawberries really boost your mood? - BBC Food

Loại trái cây này làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn ở một số người bị béo phì hoặc thừa cân. Ngoài ra, các thành phần trong dâu tây cũng có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tim, đột quỵ, ung thư, huyết áp cao và táo bón. Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu thêm về hàm lượng dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của dâu tây, cùng với những cách để thêm chúng vào chế độ ăn uống.

Giá trị dinh dưỡng

Strawberries 101: Nutrition Facts and Health Benefits

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) báo cáo rằng 166 gram (g) dâu tây, chứa các chất dinh dưỡng sau:

  • Calo: 53 calo
  • Chất đạm: 1,11 g
  • Carbohydrate: 12,7 g
  • Chất xơ: 3,30 g
  • Canxi: 27 mg
  • Sắt: 0,68 mg
  • Magiê: 22 mg
  • Phốt pho: 40 mg
  • Kali: 254 mg
  • Vitamin C: 97,60 mg
  • Folate: 40 mcg
  • Vitamin A: 20 IU.

Bên cạnh các vitamin và khoáng chất, dâu tây cũng rất giàu chất phytochemical, một hợp chất thực vật giúp tăng cường sức khỏe. Chúng bao gồm axit ellagic và nhiều loại flavonoid, chẳng hạn như anthocyanins, quercetin, kaempferol và catechin.

Lợi ích

Các chất dinh dưỡng trong dâu tây giúp hỗ trợ bảo vệ cơ thể chống lại các tình trạng dưới đây.

Bệnh tim

Dâu tây có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tim do hàm lượng anthocyanin và quercetin của chúng. Một nghiên cứu năm 2019 báo cáo anthocyanin có liên quan đến việc giảm nguy cơ đau tim. Ngoài ra, quercetin có đặc tính chống viêm giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, theo nghiên cứu năm 2016. Kali trong dâu tây cũng hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tuyên bố rằng có mối quan hệ giữa việc tiêu thụ kali và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Đột quỵ

Tổng quan hệ thống năm 2016 trên 11 nghiên cứu đã đánh giá mối liên quan giữa flavonoid trong chế ođọ ăn và nguy cơ đột quỵ. Kết quả cho thấy tiêu thụ flavonoid có mối liên quan với việc giảm nguy cơ đột quỵ. Sau khi điều chỉnh kết quả về các yếu tố nguy cơ tim mạch, các tác giả kết luận rằng chế độ ăn nhiều flavonoid hơn có thể làm giảm vừa phải nguy cơ đột quỵ.

Ung thư

Các hợp chất bổ dưỡng trong dâu tây và các loại quả mọng khác có thể giúp bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư, theo một đánh giá năm 2016, chủ yếu là ngăn ngừa ung thư đường tiêu hóa và ung thư vú, nhưng ở mức độ thấp hơn, chúng cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, gan và tuyến tụy. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là các nghiên cứu được trích dẫn là nghiên cứu trên động vật, không xem xét cụ thể dâu tây mà xem xét các loại quả mọng nói chung. Kết luận, tiêu thụ dâu tây có thể bảo vệ một số bệnh ung thư miệng, vú, phổi và thực quản, nhưng cần phải nghiên cứu thêm.

Tăng huyết áp

Kali trong dâu tây có thể mang lại một số lợi ích cho những người bị tăng huyết áp. Điều này là do kali giúp bù đắp những tác động tiêu cực của natri trong cơ thể, theo kết quả của báo cáo nghiên cứu vào năm 2018. Các nghiên cứu phát hiện ra rằng việc tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu kali có thể làm giảm huyết áp, giúp ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ.

Táo bón

Ăn thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như dâu tây, giúp duy trì nhu động ruột đều đặn. Chất xơ thúc đẩy sự di chuyển của phân qua đường ruột, giúp ngăn ngừa táo bón. Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên tăng cường uống nước để thúc nhu động ruột đều đặn. Mặc dù điều quan trọng là phải uống nhiều nước, nhưng ăn thực phẩm chứa nước, chẳng hạn như trái cây, cũng có lợi, vì trái cây chứa 80–90% là nước.

Chế độ ăn

Rosé-Glazed Strawberry Tart Recipe | Cooking Light

Dâu tây có sẵn ở dạng tươi, đông lạnh và đông khô, cũng như ở dạng thạch và mứt. Những người muốn ăn trái cây nên kiểm tra nhãn của dâu tây khô và đông lạnh để biết thêm lượng đường. Và khi mua thạch hoặc mứt, các bạn có thể chọn các loại làm từ trái cây hoàn toàn, không chứa chất làm ngọt và phẩm màu. Thay vì tập trung vào dâu tây, tốt nhất bạn nên thêm chúng vào một chế độ ăn uống bổ dưỡng bao gồm:

  • Trái cây khác
  • Rau
  • Các loại ngũ cốc
  • Protein nạc, chẳng hạn như đậu, cá và thịt gia cầm không có da
  • Thực phẩm từ sữa ít béo.

Dưới đây là một số mẹo để bổ sung thêm dâu tây trong chế độ ăn hàng ngày:

  • Cắt nhỏ dâu tây và thêm chúng vào món salad gà
  • Cắt nhỏ dâu tây và rắc lên trên sữa chua thường với các lớp dâu tây, hạnh nhân cắt lát và trái cây xen kẽ
  • Thêm dâu tây vào món salad trái cây
  • Rắc dâu tây lên bột yến mạch hoặc ngũ cốc nguyên hạt
  • Trộn dâu tây cắt nhỏ với trái cây khác để tạo thành món salsa ăn kèm với thịt gà
  • Xay dâu tây với chuối và sữa chua để tạo thành sinh tố
  • Bày dâu tây cắt lát lên bánh kếp và bánh quế nguyên hạt
  • Trộn dâu tây đã cắt với rau bina, quả óc chó và pho mát dê để tạo thành món salad.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Hồng Ngọc

Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Theo Medical News Today



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY