Điều gì xảy ra khi bạn ăn phải thực phẩm bị mốc? 

05/05/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Các bào tử nấm mốc luôn tồn tại xung quanh chúng ta, vì vậy việc nấm mốc phát triển trên bề mặt thức ăn mềm và xốp như bánh mì, hoa quả, rau củ là điều rất phổ biến. Tuy nhiên, nấm mốc luôn cần thời gian để phát triển cho nên bạn hoàn toàn có thể trì hoãn quá trình này bằng cách rửa và bảo quản thực phẩm đúng cách. 

Thực phẩm bị nấm mốc có thể gây hại cho sức khỏe của người sử dụng.

Trong ngành công nghiệp thực phẩm hiện nay, các loại nấm được sử dụng với mục đích lên men với các món ăn như phô mai, nước tương, giấm, sữa chua…Điều này có nghĩa rằng một số loại nấm không gây nguy hiểm khi ăn. Về cơ bản, nấm mốc có thể không gây hại đến tính mạng nhưng chắc chắn nấm mốc có thể gây hại đối với sức khỏe. 

Điều gì xảy khi bạn vô tình ăn phải nấm mốc? 

Bạn có thể cảm thấy lo lắng khi ăn phải đồ ăn đã bị mốc, tuy nhiên trên thực tế, miễn rằng hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh thì cơ thể hoàn toàn có thể tiêu hóa nấm mốc như bất kỳ thực phẩm nào khác. Trong một số trường hợp như nấm mốc phát triển trên thịt giăm bông hoặc phô mai thì vẫn an toàn để ăn hàng ngày. 

Nếu bạn cảm thấy buồn nôn khi vô tình ăn phải những loại nấm mốc có màu xanh trắng xuất hiện trên trái cây, rau củ, bánh mì hay sản phẩm từ sữa khác thì phần lớn trường hợp triệu chứng xuất hiện do mùi vị khó chịu của nấm mốc chứ không phải do bất kỳ độc tố cụ thể nào trong nấm gây ra. 

Trừ trường hợp bạn ăn phải một loại nấm mốc có tên gọi là mycotoxin ở trong các loại ngũ cốc, hạt hoặc nước ép cần tây, nước ép nho, nước ép táo và các sản phẩm khác. Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc ước tính rằng khoảng 25% cây lương thực trên thế giới có chứa độc tố nấm mốc và một lượng nhỏ nấm không có khả năng gây bệnh cho bất kỳ đối tượng nào, nhưng chúng có thể tích tụ trong gan và thận, gây ra các vấn đề sức khỏe về lâu dài.

Cần làm gì khi cơ thể phản ứng quá mức sau khi ăn thực phẩm bị mốc? 

Sau khi ăn các thực phẩm bị mốc bạn nên theo dõi các triệu chứng xem có nặng hơn. Ví dụ, nếu buồn nôn hoặc nôn kéo dài thì bạn nên đi khám để nhận được sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Trong một số trường hợp, chúng ta có phản ứng dị ứng với một số loại nấm mốc nhất định, tình trạng này có thể gây ra các vấn đề về hô hấp. Nhưng đây chỉ là vấn đề cấp tính và hoàn toàn có thể được điều trị khỏi hoàn toàn bởi các bác sĩ. 

Thêm một thông tin nữa là nấm mốc không thể phát triển trong dạ dày vì môi trường acid trong dạ dày có thể tiêu diệt phần lớn các loại nấm và vi khuẩn. Nhiều bệnh ở người là do nhiễm nấm—trên da và hệ hô hấp. Tuy nhiên, những bệnh này không thực sự liên quan đến việc sử dụng thực phẩm bị mốc, kể cả khi nấm mốc được thêm vào để lên men một số thực phẩm. 

Cắt bỏ phần thực phẩm bị mốc có là bắt buộc hay không? 

Bạn bên vứt bỏ toàn bộ thực phẩm bị mốc.

Nếu bạn không quá lo lắng về mảng nấm mốc trên thức ăn, bạn có thể muốn cắt phần đó ra và tiếp tục ăn, nhưng đây có thực sự là một hành động ​​​​tốt hay không thì còn tùy thuộc vào món ăn. Mặc dù bạn chỉ nhìn thấy phần nấm mốc bên ngoài, nhưng tất cả các loại nấm mốc đều có “rễ” xâm nhập vào thực phẩm. Vì những rễ này làm cho chất độc (nếu có) lan ra khắp bên trong thực phẩm, nên cách tốt nhất là bạn nên vứt bỏ toàn bộ thực phẩm bị mốc, bất kể bạn nhìn thấy mảng mốc ở đâu. 

Tuy nhiên, nấm mốc không thể xâm nhập vào một số loại phô mai cứng, xúc xích Ý cứng, trái cây cứng và rau củ dễ dàng như thực phẩm mềm hơn. Điều này đảm bảo cho việc bạn chỉ cần cắt bỏ đi một phần nhỏ khoảng 3cm xung quanh và bên dưới phần bị mốc, để dao cách xa phần mốc và bọc phần thực phẩm chưa bị mốc vào một lớp màng bọc thực phẩm mới là an toàn. 

Phương pháp giúp ngăn ngừa nấm mốc phát triển trong thực phẩm 

Vì nấm mốc trong môi trường ẩm ướt và các bào tử nấm có trong không khí, do vậy, các chuyên gia đã đưa ra một số biện pháp giúp bảo quản thực phẩm không bị hỏng do nấm mốc: 

  • Trước khi mua cần kiểm tra xem thực phẩm có bị mốc hay không 
  • Mua thực phẩm với lượng nhỏ để nấm mốc không có thời gian phát triển 
  • Bọc thực phẩm bằng màng bọc thực phẩm 
  • Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh 
  • Ăn thức ăn thừa trong ba đến bốn ngày 
  • Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên 
  • Giữ độ ẩm trong nhà dưới 40 phần trăm 

Mặc dù nấm mốc vẫn có thể phát triển trong tủ lạnh nhưng thực hiện các hướng dẫn này có thể giúp bảo quản thức ăn tươi ngon và không bị nấm mốc lâu nhất. 

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

BS. Tùng Duy – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Womenshealthmag 



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY