Dinh dưỡng và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cân bằng là nền tảng chính của một cuộc sống lành mạnh. Mọi người đều cần dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp để phát triển khỏe mạnh; ở những người mắc bệnh mạn tính nhu cầu thậm chí còn lớn hơn, mỗi bệnh lý cụ thể thường có khuyến nghị dinh dưỡng cụ thể. COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) cũng không phải là ngoại lệ, bác sĩ lâm sàng sẽ ưu tiên điều chỉnh chế độ ăn như một phần quan trọng trong chiến lược quản lý bệnh nhân của họ.

Khi nghỉ ngơi, bệnh nhân mắc COPD cần tiêu tốn thêm 15% năng lượng so với người khỏe mạnh, để bù đắp cho nỗ lực thể chất cần thêm để thở. Điều này tương đương với 430 -720 calo mỗi ngày. Nếu không có sự bù đắp dinh dưỡng nào thì bệnh nhân sẽ giảm một lượng đáng kể cân nặng và thấy mình có nguy cơ mắc chứng suy nhược. Bệnh nhân mắc chứng suy nhược sẽ giảm hoạt động thể chất do cạn kiệt năng lượng, có thể làm giảm chức năng phổi và có nguy cơ tử vong cao, nguyên nhân là do nguy cơ nhiễm trùng cao ở những người thiếu cân. Trong COPD, giảm cân đặc biệt phổ biến trong giai đoạn bệnh tiến triển. Thường xuyên giảm cân là do những khó khăn thực tế như không thể ăn khi khó thở, phải sử dụng mặt nạ, hoặc đơn giản là cảm thấy quá yếu để nấu ăn hoặc ăn. Trong quá bệnh tiến triển, bệnh nhân có nguy cơ mất chất béo, mất cơ và mất mật độ xương và đặc biệt dễ bị nhiễm trùng và khó thở.

Vào tháng 6 năm 2016, một nhóm chuyên gia từ Vương quốc Anh bao gồm Tổ chức Phổi Anh, Đại học Bác sĩ Đa khoa Hoàng gia và Hiệp hội Bác sĩ Dinh dưỡng Vương quốc Anh đã công bố Báo cáo về Suy dinh dưỡng trong của COPD. Báo cáo cho thấy 630 000 (21%) bệnh nhân mắc COPD ở Anh có nguy cơ suy dinh dưỡng. Các nguyên nhân chính là các triệu chứng bệnh, sự cô lập xã hội, các yếu tố tâm lý và môi trường, không có sự bù đắp cho nhu cầu dinh dưỡng cần tăng thêm và tác dụng phụ của thuốc (ví dụ, thay đổi khẩu vị hoặc sự thèm ăn). Bệnh nhân suy dinh dưỡng bị COPD cũng có nguy cơ nhập viện cao hơn, thời gian nằm viện lâu hơn, giảm sức mạnh và chức năng cơ bắp. Mất sức mạnh cơ bắp có thể dẫn đến suy giảm chức năng phổi.

Báo cáo khuyến nghị sàng lọc dinh dưỡng cho tất cả bệnh nhân mắc COPD bằng cách sử dụng Công cụ sàng lọc suy dinh dưỡng MUST, ít nhất một lần mỗi năm. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc xác định suy dinh dưỡng ở bệnh nhân mắc COPD có thể dẫn đến kết quả lâm sàng được cải thiện và giảm sử dụng các nguồn lực chăm sóc sức khỏe. Cần giải quyết tình trạng giảm cân trong quá trình bệnh tiến triển trầm trọng, đảm bảo bù đắp đầy đủ năng lượng giúp bệnh nhân phục hồi chức năng phổi và tầm quan trọng của cai thuốc lá trong việc kích thích vị giác và thèm ăn.

Vào năm 2014, tuyên bố và đánh giá dinh dưỡng của ERS về bệnh COPD đã ủng hộ rằng bệnh nhân mắc COPD nên được kiểm tra cân nặng trong tất cả các lần thăm khám lâm sàng và bất kỳ thay đổi đáng kể nào về cân nặng nên được coi là một vấn đề cần quan tâm. Bộ Y tế Vương quốc Anh cũng có hướng dẫn dinh dưỡng về COPD, phân tầng bệnh nhân thành chín nhóm điều trị tùy thuộc vào chỉ số khối cơ thể (BMI), khối lượng khẩu phần và sự ổn định của cân nặng. Trong những trường hợp giảm cân nặng nhất (bệnh nhân mắc COPD có BMI <20 và giảm cân không chủ ý, hoặc bất kỳ bệnh nhân nào bị COPD biểu hiện giảm cân không chủ ý và ăn uống không hợp lý), việc sử dụng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng đường miệng (600 kcal mỗi ngày trong 3 tháng) được khuyến nghị. Mục đích của điều trị là bảo tồn khối lưowngj cơ, tăng sức mạnh cơ hô hấp, tăng khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày và hiệu suất tập tập luyện, chống lại nhiễm trùng và tăng chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, suy dinh dưỡng không phải là vấn đề không mong muốn duy nhất của kiểm soát chế độ ăn uống kém ở COPD. Việc giảm hoạt động thể chất thường dẫn đến dư thừa mỡ và tăng cân, do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hen suyễn, ung thư và tử vong. Phổi của một người bị béo phì phải làm việc vất vả hơn so với những người có cân nặng khỏe mạnh ngay cả khi không có thêm gánh nặng của COPD.

Hầu hết các bác sĩ nhận thức được hậu quả lâm sàng của sự thay đổi trọng lượng đáng kể ở bệnh nhân mắc COPD, tuy nhiên vẫn còn khan hiếm các bằng chứng hỗ trợ can thiệp. Các thử nghiệm lâm sàng ghi nhận các lợi ích ngắn hạn hoặc dài hạn của các phương pháp điều trị, như bổ sung dinh dưỡng hoặc chế độ ăn uống kiểm soát, về chức năng phổi và chất lượng cuộc sống là rất cần thiết. Kiểm soát chế độ ăn uống kém là một yếu tố nguy cơ tiến triển bệnh COPD, bất kể cân nặng của bệnh nhân.

Bs. Nguyễn Thế Võ

Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM 



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY