Contents
- 1 Đối với những người đã chẩn đoán HIV dương tính, dinh dưỡng và các vấn đề liên quan đến HIV là hai nội dung được quan tâm hàng đầu bởi cơ thể của họ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi từ ảnh hưởng của cả bệnh và những phương pháp điều trị.
- 2 Dinh dưỡng và HIV/AIDS liên quan với nhau như thế nào?
- 3 Các nguyên tắc cơ bản về dinh dưỡng đối với bệnh nhân HIV
- 4 Đối phó với các vấn đề đặc biệt
Đối với những người đã chẩn đoán HIV dương tính, dinh dưỡng và các vấn đề liên quan đến HIV là hai nội dung được quan tâm hàng đầu bởi cơ thể của họ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi từ ảnh hưởng của cả bệnh và những phương pháp điều trị.
Ví dụ bạn có thể sụt cân nghiêm trọng, nhiễm trùng hoặc tiêu chảy. Một sự thay đổi khá phổ biến khác là rối loạn phân bố mỡ (hội chứng phân bố chất béo) có thể làm thay đổi hình dạng cơ thể và tăng mức cholesterol. Vì vậy, việc cải thiện chế độ ăn uống có thể cải thiện sức khỏe được phần nào. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích có thể giúp ích cho bạn.
Dinh dưỡng và HIV/AIDS liên quan với nhau như thế nào?
Dinh dưỡng đem lại rất nhiều lợi ích đối với tình trạng HIV dương tính:
- Cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng cơ thể cần.
- Giữ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh để chống chọi lại bệnh tật.
- Giúp kiểm soát các triệu chứng và biến chứng của HIV.
- Xử lý thuốc và kiểm soát các tác dụng phụ của chúng.
Các nguyên tắc cơ bản về dinh dưỡng đối với bệnh nhân HIV
Các nguyên tắc cơ bản của việc ăn uống lành mạnh cũng sẽ phục vụ tốt cho bạn nếu bạn đang có tình trạng HIV dương tính. Những nguyên tắc này bao gồm:
- Ăn chế độ ăn nhiều rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
- Chọn các nguồn protein có hàm lượng chất béo thấp.
- Hạn chế đồ ngọt, nước ngọt và các thức ăn có thêm đường.
- Thêm một ít protein, carbohydrate và một chút chất béo tốt trong tất cả các bữa ăn và đồ ăn nhẹ.
Đối phó với các vấn đề đặc biệt
Cơ thể của bạn có thể gặp phải nhiều phản ứng do HIV cũng như các tác dụng phụ của thuốc. Dưới đây là một số mẹo để giải quyết những vấn đề thường gặp:
Buồn nôn và nôn mửa:
- Hãy thử các thực phẩm nhạt, ít béo, chẳng hạn như mì ống đơn giản, trái cây hoặc một số loại nước dùng nhạt vị.
- Ăn các bữa nhỏ cách nhau 1-2 giờ.
- Tránh các thức ăn có dầu mỡ hoặc nhiều gia vị hoặc các thức ăn có mùi hôi tanh.
- Uống trà gừng hoặc rượu gừng.
- Ăn nhiều thức ăn lạnh và ít thức ăn nóng hơn.
- Nghỉ ngơi giữa các bữa ăn.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc chống buồn nôn.
Tiêu chảy:
- Uống nhiều nước hơn bình thường. Hãy thử các loại nước ép pha loãng.
- Hạn chế sữa và các đồ uống có đường hoặc có chứa caffein.
- Ăn chậm và thường xuyên hơn.
- Tránh các loại thực phẩm có dầu mỡ.
- Hãy thử chế độ ăn uống BRAT (chuối, gạo, táo, và bánh mì nướng) trong một thời gian ngắn.
- Thay vì sản phẩm tươi, hãy thử rau nấu chín hoặc các loại thực phẩm đóng hộp.
- Hãy thử bổ sung canxi hoặc các đồ ăn chứa nhiều chất xơ.
Giảm cảm giác thèm ăn:
- Tập thể dục để kích thích cảm giác ngon miệng khi ăn.
- Không uống quá nhiều nước trước bữa ăn.
- Ăn cùng gia đình, bạn bè để làm cho bữa ăn hấp dẫn hơn.
- Ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên hơn.
- Tăng thị giác bằng cách chế biến những món ăn đa dạng, màu sắc hấp dẫn.
- Tham khảo bác sĩ về các loại thuốc kích thích cảm giác đói.
Giảm cân quá nhiều:
- Thêm vào chế độ ăn của bạn nhiều protein, carbohydrate và chất béo.
- Sử dụng thêm kem vào đồ ăn của bạn.
- Ăn các đồ ăn vặt như trái cây khô, các loại hạt.
- Nói chuyện với bác sĩ để bổ sung thêm các thức uống dinh dưỡng, kèm theo đó để kích thích sự thèm ăn và điều trị cơn buồn nôn.
Miệng và các vấn đề nuốt thức ăn:
- Ăn các thức ăn mềm, ví dụ như sữa chua hoặc khoai tây nghiền.
- Thay vì ăn rau sống, hãy chế biến chúng.
- Lựa chọn các loại hoa quả mềm như chuối hoặc lê.
- Tránh xa các thực phẩm chứa axit như cam, chanh và cà chua.
Rối loạn phân bố mỡ (hội chứng phân bố mỡ):
- Hạn chế chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo trans.
- Chọn các chất béo không no và giàu nguồn omega-3, ví dụ như cá hồi và cá ngừ.
- Hạn chế rượu và đường tinh luyện.
- Ngăn ngừa tình trạng kháng insulin bằng cách hạn chế các loại thực phẩm làm tăng hàm lượng glucose và insulin, chủ yếu là carbohydrate.
- Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ.
- Tập thể dục.
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM