Giá trị dinh dưỡng của mít

12/11/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc tất cả những thông tin liên quan đến mít, từ thành phần dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe đến cả những ảnh hưởng không tốt của mít đến một số đối tượng.

Mít là một loại cây ăn quả nhiệt đới (có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus), có nguồn gốc từ Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ. Có 2 loại mít là mít dai, giòn hơn và được coi là có chất lượng cao hơn. Loại còn lại là mít mật, loại này mềm hơn, có hương vị ngọt hơn.

Mít thường được dùng để làm thịt trong chế độ ăn chay. Kết cấu dạng sợi của nó được cho là giống với thịt lợn  và thường được người ăn chay sử dụng.

Thành phần dinh dưỡng

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 150g mít thái lát cung cấp 157 calo, 1 g chất béo, 38 g carbohydrate, 2,8 g protein và 2,5 g chất xơ.

Hầu hết các loại trái cây không cung cấp nhiều protein. 3g protein mỗi khẩu phần tương đối cao so với các loại trái cây khác, nhưng nó không tốt bằng thịt. Ví dụ, một phần ức gà không da cung cấp 33,6 g protein. Nó có thể không mang lại cảm giác thỏa mãn như protein động vật. Một số loại protein từ thực vật khác có chứa hàm lượng protein cao hơn như các loại đậu. Hãy thử kết hợp mít với các nguồn protein thực vật như đậu xanh, đậu hạt hoặc hạnh nhân. Những thực phẩm này cũng cung cấp nhiều chất xơ.

Ngoài ra, thịt mít là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào và hạt của nó là nguồn cung cấp protein, kali, canxi và sắt. Không giống như các loại trái cây khác, mít chứa vitamin B, bao gồm vitamin B6, niacin, riboflavin và axit folic, đặc biệt quan trọng đối với hệ thần kinh khỏe mạnh.

Lợi ích sức khỏe

Do hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú, mít mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Giảm viêm

Một cốc mít thái lát chứa 22,6 mg vitamin C. Mỗi ngày, nam giới nên tiêu thụ 90 mg vitamin C và phụ nữ nên tiêu thụ 75 mg vitamin C, vì vậy chỉ cần một khẩu phần mít sẽ giúp bạn  bổ sung được hơn 20% nhu cầu khuyến nghị vitamin C một ngày. Thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp giảm viêm trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính.

Thúc đẩy làn da khỏe mạnh

Hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa phong phú của mít làm cho mít có lợi trong việc cải thiện sức khỏe làn da và ngăn ngừa các vấn đề về da như lão hóa. Vitamin C đóng vai trò trong việc sản xuất collagen, giúp da trông căng mọng và mịn màng, giảm khả năng bị nhăn da. Mít cũng chứa các chất dinh dưỡng thực vật (lignans, isoflavone và saponin), có thể có tác dụng chống lão hóa.

Giữ cho trái tim khỏe mạnh

Mít chứa kali và chất xơ, hai chất dinh dưỡng đã được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy một trái tim khỏe mạnh. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, kali giúp giảm bớt tác động tiêu cực của natri đối với huyết áp. Tiêu thụ một chế độ ăn giàu chất xơ có thể làm giảm mức cholesterol, giảm huyết áp và viêm.

Mít và giảm cân

Mít chứa 2,5 g chất xơ mỗi khẩu phần. Đó không phải là một lượng quá cao so với một số thực phẩm khác, chẳng hạn như đậu xanh có 8,8 g chất xơ mỗi cốc. Nhưng nó sẽ giúp bạn đạt được lượng chất xơ khuyến nghị là 21 đến 25 g mỗi ngày đối với phụ nữ và 30 đến 38 g mỗi ngày đối với nam giới. Chất xơ là một chất dinh dưỡng quan trọng để đáp ứng mục tiêu giảm cân của bạn vì nó bổ sung lượng lớn vào chế độ ăn uống của bạn, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.

Ngoài ra, ăn mít thay thế thịt sẽ giúp bạn tiết kiệm calo. Do mít chứa ít calo hơn hầu hết các loại thịt. Một khẩu phần mít 150 g có 157 calo so với 375 calo có trong 150 g thịt lợn kéo. Việc bỏ thịt để chuyển sang chế độ ăn thuần thực vật đã được chứng minh là có tác dụng giảm cân. Chế độ ăn dựa trên thực vật giúp những người thừa cân có thể giảm được cân, điều này có thể là do họ ăn nhiều thực phẩm có chất xơ và protein thực vật hơn, ăn ít thực phẩm chứa chất béo bão hòa và protein động vật hơn.

Điều đó nói lên rằng, mít chứa lượng calo trong mỗi khẩu phần ăn cao hơn các loại trái cây khác và có thành phần chủ yếu là carbohydrate, vì vậy điều quan trọng là phải theo dõi khẩu phần ăn để không lạm dụng nó.

Tác dụng phụ của mít

Mít thường được coi là an toàn khi tiêu thụ với số lượng vừa phải. Nhưng có một số người cần phải để ý khi tiêu thụ loại quả này. Bạn nên tránh ăn mít nếu:

  • Bạn bị dị ứng với mủ cao su hoặc phấn hoa bạch dương, vì bạn cũng có thể dị ứng với mít
  • Bạn có vấn đề về thận, chẳng hạn như bệnh thận mạn tính hoặc suy thận cấp, vì kali trong mít có thể dẫn đến sự tích tụ kali trong máu, một tình trạng được gọi là tăng kali máu.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bs. Hồ Mai Hương – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY