Giấc ngủ ảnh hưởng thế nào đến cân nặng của trẻ

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Nếu bạn nghĩ rằng con bạn ngủ đủ nhu cầu của chúng, bạn có thể đã sai. Theo National Sleep Foundation, hầu hết trẻ em ngủ ít hơn cha mẹ mong đợi.

Infant sleep - Paeds in a pod

Giấc ngủ và cân nặng

Newborn weight gain: what's normal & when to worry | baby gooroo

Nghiên cứu mới cho thấy giấc ngủ cũng quan trọng như dinh dưỡng và hoạt động thể chất đối với sức khỏe của con bạn. Ngủ quá ít có liên quan đến cả việc tăng cân không lành mạnh và phát triển bệnh tiểu đường type 2. Các nhà nghiên cứu đã quan sát hiệu ứng này trên trọng lượng cơ thể trẻ em ở mọi lứa tuổi – ngay cả trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo. Một lý thuyết cho rằng việc tăng cân là do thời gian ngủ không đủ sẽ ảnh hưởng đến nồng độ hormone điều chỉnh sự thèm ăn và khối lượng thức ăn. Vì vậy, ngủ quá ít có nghĩa là khẩu phần thức ăn lớn hơn và ăn vặt nhiều hơn.

Mặt khác, khi trẻ quá tải trong các hoạt động, khối lượng khổng lồ bài tập về nhà, liên tục sử dụng ứng dụng nhắn tin, Internet và các sản phẩm công nghệ khác, trẻ thường có xu hướng ăn một thứ gì đó. Thật không may, những thực phẩm này thường không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em.

Đặt ưu tiên giấc ngủ

Nếu cha mẹ không ưu tiên và khuyến khích con ngủ đủ, thì bé cũng sẽ ngủ không đủ nhu cầu khuyến nghị.

Dưới đây là một số giải pháp để giúp trẻ ngủ ngon hơn và lâu hơn:

    • Đặt một thời gian hoạt động vui chơi cụ thể mỗi ngày cho trẻ.
    • Đặt thời gian ngủ cho con và nhắc nhở con đi ngủ đúng giờ thường xuyên.
    • Hạn chế hoặc cắt bỏ các hoạt động không cần thiết – xem TV, máy tính, games, nhắn tin, v.v.
    • Không để điện thoại trong phòng ngủ.
    • Tạo một thói quen khoảng 30 phút trước khi đi ngủ thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng, thư giãn với trẻ như đọc sách, nghe nhạc hoặc nói chuyện về một ngày của con để giúp con thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ.
    • Dành nhiều thời gian hơn cho các trẻ còn nhỏ để giúp trẻ xây dựng thói quen ngủ tốt và khuyến khích các trẻ lớn hơn tự giác đi ngủ đúng giờ.

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, nhu cầu ngủ thay đổi theo độ tuổi và giảm dần khi trẻ lớn hơn. Dưới đây là nhu cầu ngủ khuyến nghị theo độ tuổi:

Trẻ sơ sinh – 2 tháng Ngủ 12 – 18 tiếng (bao gồm cả giấc ngủ ngắn)
4 – 12 tháng Ngủ 12 – 16 tiếng (bao gồm cả giấc ngủ ngắn)
1 – 2 tuổi Ngủ 11 – 14 tiếng (bao gồm cả giấc ngủ ngắn)
3 – 5 tuổi Ngủ 10 – 13 tiếng (bao gồm cả giấc ngủ ngắn)
6 – 12 tuổi Ngủ 9 – 12 tiếng
13 – 18 tuổi Ngủ 8 – 10 tiếng
Từ 18 tuổi trở lên Ngủ 7 – 9 tiếng

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

ThS. Lưu Liên Hương

Viện Y học ứng dụng Việt Nam



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY