Mẹ vừa sinh mổ xong nên ăn gì và không nên ăn gì? Cùng phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu nhé!
Người phụ nữ sau khi trải qua phẫu thuật sinh mổ sẽ phải trải qua đồng thời cả áp lực về thể chất, tinh thần. Sinh mổ là một sự can thiệp xâm lấn và người mẹ cần có một khoảng thời gian thích hợp để phục hồi sức khỏe. Chế độ ăn uống của người mẹ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục này.
Hầu hết mọi người tập trung vào chế độ ăn uống khi mang thai và chế độ ăn uống sau khi sinh thường bị bỏ qua. Nhằm mục đích để thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi sau sinh cho các bà mẹ, bài viết sau đây sẽ thông tin đến các bà mẹ và gia đình về chế độ ăn uống sau khi sinh mổ.
Chế độ ăn ngay sau khi sinh mổ
Ngay sau khi phẫu thuật, người mẹ được chườm đá và áp dụng chế độ ăn riêng biệt chủ yếu ăn đồ mềm, lỏng. Khi chức năng đường ruột trở lại bình thường chế độ ăn sẽ được chuyển sang chế độ ăn bán rắn. Để tránh đầy hơi, người mẹ cần bổ sung thức ăn rắn một cách từ từ. Bên cạnh đó, việc kết hợp protein, sắt và chất xơ vào chế độ ăn là điều rất cần thiết trong giai đoạn này.
Những lý do như mất nước và vitamin trước khi sinh cùng với uống thuốc giảm đau góp phần gây ra tình trạng táo bón sau khi sinh. Việc bổ sung chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây, các loại đậu đỗ và các loại hạt có thể giúp làm giảm táo bón ở các bà mẹ sau sinh. Bên cạnh đó, các bà mẹ mới sinh cũng nên uống thêm nước ấm và ăn những món súp.
Protein góp phần duy trì cơ bắp và thúc đẩy sự phát triển của các mô mới. Các mẹ có thể lựa chọn các loại protein nạc để có đủ dinh dưỡng mà không cần lo lắng về việc bổ sung chất béo. Sữa chua Hy Lạp, đậu phụ, thịt gia cầm trắng, trứng, đậu đỗ và đậu lăng là những nguồn protein khác nhau có thể bổ sung cho chế độ ăn kiêng sau khi sinh.
Thuốc bổ sung sắt cũng nên được cung cấp cho phụ nữ mang thai trong suốt hành trình mang thai và sau khi sinh. Phụ nữ mất một lượng máu đáng kể trong quá trình sinh nở, do đó ăn thực phẩm giàu chất sắt như rau lá xanh và các loại đậu đỗ sẽ giúp sản xuất hemoglobin và giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
Thực phẩm nên ăn
Một chế độ ăn để phục hồi sau sinh mổ cần phải chứa tất cả các vitamin, khoáng chất, protein và carbohydrate cần thiết. Các bữa ăn tự nấu với trái cây tươi, rau và các loại hạt sẽ là lý tưởng nhất. Chế độ ăn cho mỗi bà mẹ là khách nhau và cần đáp ứng đủ các nhu cầu về dinh dưỡng của họ.
Thực phẩm giàu vitamin giúp sửa chữa các mô bị tổn thương bằng cách thúc đẩy sản xuất collagen. Nhóm thực phẩm này cũng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Rau chân vịt, cà rốt, bông cải xanh, bơ, cam, dâu tây, dưa hấu, đu đủ là những nguồn cung cấp vitamin dồi dào. Ngoài ra chúng cũng giúp cải thiện khả năng miễn dịch cho các bà mẹ.
Các protein, khoáng chất và canxi cần thiết để thúc đẩy quá trình xây dựng tế bào và giúp xương chắc khỏe. Các nguồn cung cấp canxi tốt bao gồm rau xanh, sữa và các sản phẩm từ sữa, đồ uống từ đậu nành và bột mì tăng cường chất. Các loại trái cây như kiwi, nho, chuối, việt quất, anh đào, xoài, đào, lê cũng có hàm lượng khoáng chất cao.
Thức ăn giàu chất xơ giúp lấy lại lượng máu đã mất trong quá trình sinh nở. Chế độ ăn sau khi sinh mổ nên có rau chân vịt, hạt diêm mạch, thịt gà, gà tây, mơ khô, vừng và hạt bí ngô, đậu phộng, hạnh nhân và hạt hướng dương.
Thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa chua, bánh quy, súp giúp bạn có những lựa chọn ăn vặt tuyệt vời. Các bà mẹ nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, đậu xanh và đậu đỗ để đảm bảo nhu động ruột không gặp rắc rối và ngăn ngừa táo bón, khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng.
Chế phẩm sữa là bắt buộc đối với các bà mẹ đang cho con bú. Các loại sữa tách kem, pho mát và sữa ít béo rất giàu canxi, vitamin và protein. Phụ nữ không dung nạp lactose cũng có thể chọn sữa hạnh nhân hoặc sữa đậu nành để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mình.
Các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe như tỏi, hạt thì là, hạt vừng, rau lá xanh, cải thìa giúp duy trì hoặc tăng sản xuất dòng chảy của sữa mẹ, do đó chúng nên được bổ sung nhiều vào chế độ ăn của các bà mẹ.
Nước và đồ uống như nước cốt dừa, sinh tố, sữa bơ, trà thảo mộc, súp, đồ uống tăng cường canxi và nước trái cây có thể giúp đi vệ sinh dễ dàng. Tuy nhiên những lựa chọn này không thay thế cho nước được, các bà mẹ vẫn nên uống đủ nước mỗi ngày.
Các món cần tránh
Sau khi sinh mổ, các hoạt động thể chất bị hạn chế trong một thời gian đáng kể. Các bà mẹ nên tránh những đồ ăn có thể gây mệt mỏi, uể oải và chậm hồi phục. Kế hoạch ăn uống để hồi phục sau sinh mổ cũng nên hạn chế các thực phẩm khó tiêu.
Nên tránh những đồ như đồ uống có ga, nước trái cây họ cam quýt, cà phê, trà và đồ ăn cay vì chúng làm tăng đầy hơi và chướng bụng. Thực phẩm lên men và chiên rán có thể gây ợ chua và khó tiêu. Những thực phẩm như vậy có thể ảnh hưởng đến sữa và gây ra các vấn đề về tăng trưởng ở trẻ sơ sinh. Các bà mẹ cũng nên hạn chế các loại rau củ như khoai tây, bắp cải, hành tây trong 40 ngày đầu sau khi sinh.
Cá và động vật có vỏ có hàm lượng thủy ngân cao và có hại cho em bé. Các mẹ nên tránh thịt nguội, thịt sống và rau chưa nấu chín. Các bà mẹ cần tránh hoàn toàn rượu ở giai đoạn này vì nó có thể cản trở việc cho con bú và gây ra các dị tật phát triển ở trẻ.
Hàm lượng natri trong thực phẩm cần được theo dõi đặc biệt. Các thực phẩm đông lạnh và đóng hộp, các chất phụ gia như bột nở và soda, nước sốt như đậu nành, đồ nướng, teriyaki, thực phẩm Trung Quốc, cá muối và thịt chế biến có chứa natri cao và nên được tiêu thụ với tỷ lệ hạn chế.
Tạm kết
Các bà mẹ mới sinh mổ nên ăn chế độ ăn từ lỏng mềm sau đó tăng dần độ thô. Việc chia nhỏ bữa và nhai kỹ có thể giúp ích cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè cũng tạo ra sự khác biệt lớn trong quá trình hồi phục sau sinh của các mẹ.
Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
BS. Đoàn Hồng
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Day to Day