Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm?

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng cho trẻ là rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Từ trước đến nay, ăn dặm luôn là chủ đề chính được bàn luận bởi các bậc cha mẹ và nhiều gia đình luôn có những quan điểm khác nhau về đâu mới là cách trẻ sơ sinh ăn dặm chính xác. Vậy độ tuổi nào là phù hợp để cho con mình bắt đầu chế độ ăn bổ sung và làm sao để xây dựng một chu kì phù hợp với nhu cầu của trẻ?

Khi trẻ bước vào độ tuổi từ 6 tháng, nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng bắt đầu tăng trưởng khiến cho việc chỉ bú mẹ là không đủ và trẻ cần được cung cấp dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm bên ngoài. Quá trình ăn bổ sung là sự biến đổi quan trọng và cần thiết cho trẻ làm quen với thực phẩm khác để tiếp tục sự tăng triển của trẻ và tăng cường hệ miễn dịch. (Nên nhớ trẻ nên tiếp tục được bú sữa mẹ thường xuyên đến khi hết 2 tuổi hoặc lâu hơn).

Nếu như trẻ không được tiếp xúc với chế độ ăn bổ sung trong vòng 6 tháng tuổi hoặc có chế độ ăn sai cách, chiều cao và cân nặng có thể bị suy giảm rõ rệt. Hãy chắc chắn rằng thức ăn bổ sung của trẻ được đáp ứng những điều sau đây để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ:

– Đúng lúc: cần cho trẻ ăn bổ sung chỉ khi  sữa mẹ không còn cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho trẻ. Hiện nay nhiều gia đình vẫn có khái niệm cho trẻ sơ sinh ăn dặm từ sớm (từ khoảng 4 đến 5 tháng tuổi, thậm chí có trường hợp từ 3 tháng tuổi). Đây là hành vi không nên vì trước khi đạt 6 tháng tuổi, hệ tiêu hoá của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, dẫn đến nguy cơ bị rối loạn tiêu hoá và có thể gây đến suy dinh dưỡng sau này.

– An toàn: đồ ăn cần được lưu trữ và chế biến sạch sẽ và kĩ càng, và cần bón cho trẻ hợp vệ sinh. Tránh những thực phẩm thiếu vệ sinh hoặc không hợp cho chế độ ăn của trẻ vì như cơm nhai, thực phẩm có cồn, hoặc đồ ăn đặc, rắn để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ và tạo nguồn lây truyền bệnh cho trẻ.

– Đúng cách: cho trẻ ăn dựa vào tín hiệu của trẻ phát ra lúc thèm ăn hoặc đói, cố gắng xây dựng một thời gian biểu về chu kì ăn để hợp với đồng hồ sinh học của trẻ. Để ý đến tần suất các bữa ăn và cho ăn phù hợp với lứa tuổi.

– Đầy đủ: cung cấp đủ năng lượng, đặc biệt là protein và các vi chất để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của trẻ.

Những người đang chăm sóc trẻ nên cần chú trọng trong việc tích cực cho trẻ ăn dựa vào biểu hiện đói và muốn ăn của trẻ và nên khuyến khích trẻ ăn để tránh biếng ăn và nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

Bé mấy tháng ăn dặm? Phương pháp và những điều mẹ cần biết ⋆ Hồng Ngọc  Hospital

Theo khuyến cáo của WHO, trẻ sơ sinh nên bắt đầu ăn bổ sung lúc 6 tháng tuổi ngoài sữa mẹ. Ban đầu, trẻ nên ăn thực phẩm bổ sung 2-3 bữa một ngày trong khoảng 6-8 tháng tuổi và tăng lên 3-4 bữa mỗi ngày trong khoảng từ 9-11 tháng đến 12-24 tháng. Đồ ăn nhẹ để bổ dưỡng cũng nên được cung cấp 1-2 lần mỗi ngày cho lứa tuổi 12-24 tháng theo mong muốn và sở thích của trẻ.

Dần dần tăng tính nhất quán và đa dạng thực phẩm khi trẻ lớn hơn, thích nghi với các yêu cầu và khả năng của trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh có thể ăn thức ăn xay nhuyễn, nghiền và bán rắn bắt đầu từ 6 tháng. Đến 8 tháng, hầu hết trẻ sơ sinh cũng có thể ăn miếng nhỏ, rắn với kích cỡ có thể ăn một mình trẻ em như miếng đậu phụ, phô mai nhỏ hay miếng bông cải xanh, cà rốt bé (hãy rèn luyện trẻ cách tập nhai kỹ và đều đặn).

Đến 12 tháng tuổi, hầu hết trẻ em có thể ăn các loại thực phẩm tương tự như phần còn lại của gia đình, đồng thời lưu ý đến nhu cầu thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, bao gồm các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, gia cầm, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa.

Tránh các loại thực phẩm ở dạng có thể gây nghẹn, chẳng hạn như nho nguyên quả hoặc cà rốt sống. Tránh cho đồ ăn và uống có giá trị dinh dưỡng thấp và nhiều đường như nước ga có đường, bim bim, kẹo, trà, cà phê, nước trái cây nhiều đường.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo WHO



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY