Khi nào thì con trai ngừng phát triển?

23/08/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Hầu hết các bé trai ngừng phát triển vào khoảng 16 tuổi. Các yếu tố như tuổi dậy thì, chế độ ăn uống và cân nặng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và thời điểm ngừng phát triển của các bé trai.

Growth charts

Con trai thường phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, điều này có thể khiến bất kỳ bậc cha mẹ nào tự hỏi: Khi nào cậu con trai của mình ngừng phát triển? Và liệu chúng có phát triển trong những năm cuối tuổi teen không?

Tham khảo: Gói khám tư vấn dinh dưỡng Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ.

Theo các chuyên gia hầu hết các bé trai hoàn thành quá trình phát triển của mình vào năm 16 tuổi. Một số bé trai có thể tiếp tục phát triển thêm 2.5cm trong những năm cuối tuổi thiếu niên, và cơ bắp sẽ tiếp tục phát triển khi trưởng thành.

Tuổi dậy thì ảnh hưởng đến sự tăng trưởng như thế nào?

10 Possible Reasons Why Your Child Isn't Growing – Cleveland Clinic

Các bé trai trải qua một giai đoạn phát triển vượt bậc trong giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có thể khác nhau rất nhiều vì các bé trai trải qua tuổi dậy thì ở các độ tuổi khác nhau. Thời điểm dậy thì không ảnh hưởng đến việc cuối cùng trẻ sẽ cao bao nhiêu, nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến thời điểm bắt đầu và dừng lại sự phát triển của trẻ.

Tham khảo: Nam giới có thể tiếp tục phát triển chiều cao đến năm 25 tuổi không?

Các bé trai có xu hướng chia thành hai loại:

  • Trưởng thành sớm, bắt đầu dậy thì vào khoảng 11 hoặc 12 tuổi;
  • Người trưởng thành muộn, bắt đầu dậy thì khoảng 13 hoặc 14 tuổi.

Cả trường hợp đều có thể đạt được chiều cao trung bình như nhau, nhưng những người trưởng thành muộn có xu hướng phát triển với tốc độ nhanh hơn để bù đắp cho khoảng thời gian đã mất. Với tốc độ phát triển nhanh nhất trong giai đoạn dậy thì, các bé trai đạt khoảng 92% chiều cao khi trưởng thành.

Các bé trai bị hạn chế về tăng trưởng trước khi bắt đầu dậy thì vẫn đạt được chiều cao trung bình tương đương trong thời kỳ dậy thì.

Chiều cao trung bình của con trai là bao nhiêu?

Theo Tổng điều tra dinh dưỡng kết quả năm 2021, chiều cao trung bình của nam Việt Nam là 168.1cm tăng 3.7cm so với năm 2010 và nữ là 156.2cm, tăng 1.4cm so với năm 2010

Chiều cao theo tuổi

Khi 10 tuổi, thời điểm bắt đầu dậy thì sớm nhất. Dưới đây là bảng đối chiếu chiều cao theo tuổi của WHO:

Tuổi Chiều cao
8 127.3 cm
9 132.6 cm
10 137.8 cm
11 143.1 cm
12 149.1 cm
13 156 cm
14 163.2 cm
15 169 cm
16 172.9 cm
17 175.2 cm
18 176.1 cm

Di truyền có vai trò gì đối với chiều cao?

Gen từ cả bố và mẹ đóng vai trò quyết định chiều cao và sự phát triển của cả con trai và con gái. Các yếu tố khác như chế độ ăn uống, mức độ hoạt động và dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai cũng ảnh hưởng đến chiều cao.

Dựa vào chiều cao của cha mẹ là một cách để dự đoán chiều cao của một đứa trẻ. Trong phương pháp này, bạn cộng chiều cao của bố mẹ, rồi chia số cho 2. Thêm 6.35 cm vào số này để có được chiều cao dự đoán cho một bé trai. Lấy số này trừ đi 6.35cm để có được chiều cao dự đoán cho một bé gái.

Ví dụ: lấy một cậu bé có bố cao 177.8 cm và mẹ cao 157.5 cm thì chiều cao dự đoán của cậu bé sẽ là 174 cm

Tuy nhiên, Phương pháp này không hoàn toàn chính xác. Trẻ em có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với chiều cao dự đoán của phương pháp này.

Con trai có phát triển với tốc độ khác với con gái không?

Con trai và con gái phát triển khác nhau. Các bé trai có xu hướng phát triển với tốc độ nhanh hơn trong thời thơ ấu. Tính trung bình, các bé trai cũng có xu hướng cao hơn các bé gái. Đó là lý do tại sao các bác sĩ sử dụng biểu đồ tăng trưởng riêng biệt cho trẻ em trai và trẻ em gái để đo lường sự phát triển theo thời gian.

Đối với bé gái, chiều cao có xu hướng đạt đỉnh khoảng hai năm sau khi bắt đầu dậy thì, thường bắt đầu ở độ tuổi từ 8 đến 13. Chiều cao của một số bé gái có xu hướng đạt đỉnh vào khoảng 14 hoặc 15. Tuy nhiên, bé trai có thể phát triển cho đến khoảng 16 tuổi nhưng có thể biểu hiện tăng trưởng nhiều nhất trong độ tuổi từ 12 đến 15.

Nguyên nhân nào gây ra sự chậm phát triển?

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra sự chậm phát triển ở trẻ:

  • Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến tuyến giáp;
  • Thiếu hụt hormone tăng trưởng;
  • Vấn đề về insulin;
  • Vấn đề với hormone giới tính;
  • Hội chứng Down và các rối loạn di truyền khác.

Thừa cân hoặc béo phì có thể ảnh hưởng đến độ tuổi mà trẻ em trai bước vào tuổi dậy thì và tốc độ phát triển của trẻ cả trước và trong tuổi dậy thì. Suy dinh dưỡng trong thời thơ ấu cũng có thể làm chậm tăng trưởng.

Tình trạng chậm phát triển có thể dễ nhận thấy nhất trong thời kỳ trẻ sơ sinh, đó là lý do tại sao việc thăm khám sức khỏe cho trẻ đúng lịch là rất quan trọng. Tại mỗi lần khám, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển và phát hiện ra vấn đề của trẻ ngay lập tức.

Mẹo để đảm bảo tăng trưởng tốt nhất có thể

5 Child Growth & Development Stages and Parenting Tips

Một số mẹo để giúp các bé trai đảm bảo rằng chúng đang phát triển khỏe mạnh bao gồm:

  • Một chế độ ăn uống cân bằng
  • Ngủ đủ giấc
  • Tập thể dục

Tạm kết

Hầu hết các bé trai có xu hướng ngừng phát triển ở độ tuổi 16. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và cuối cùng là chiều cao như yếu tố môi trường cũng như di truyền, dinh dưỡng và mức độ hoạt động thể chất. Nếu bạn lo lắng về khả năng chậm phát triển, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa và dinh dưỡng.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

BS. Hoài Thu

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY