Khi nào trẻ có thể ăn cá?

12/04/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Cá và động vật có vỏ là những thực phẩm lành mạnh nên có trong chế độ ăn của trẻ ngay sau khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn thô, thường là khoảng 6 tháng tuổi. Cả cá và các động vật có vỏ đều là chất gây dị ứng phổ biến, nên tốt nhất bạn nên đợi cho đến khi trẻ đã tập làm quen và thử một vài loại thực phẩm ít gây dị ứng khác và không có phản ứng (như ngũ cốc dành cho trẻ em, trái cây và rau xay nhuyễn) trước khi cho trẻ tập ăn cá hoặc động vật có vỏ.

Eating fish as a child seems to protect you from hay fever | New Scientist

Cá là một loại thức ăn tốt cho trẻ ăn dặm vì trong cá có đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ, bao gồm protein và axit béo. Tuy nhiên bạn nên tránh một số loại cá vì chúng có thể chứa hàm lượng thủy ngân không an toàn với liều lượng cao có thể gây hại cho trẻ.

Cá có tốt cho trẻ sơ sinh không?

Cá đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên một chế độ ăn cân bằng cho trẻ – cá chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Cá là một nguồn protein và chất béo lành mạnh. Chất béo là một nguồn năng lượng cho trẻ, cung cấp lớp đệm cho các cơ quan quan trọng và giúp cơ thể giữ ấm, đồng thời chất béo giúp cơ thể hấp thụ các vitamin tan trong dầu. Cá chứa axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển của não bộ, hình thành thị giác và mắt, hệ thống miễn dịch và cũng như góp phần tạo nên một trái tim khỏe. Cá còn là nguồn cung cấp vitamin D, E, B1, B3, B6 và B12 ngoài ra trong cá cũng chứa canxi, sắt và flo.

Loại cá nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh?

Một số loại cá có chứa hàm lượng thủy cân có hại với liều lượng cao đối với não và hệ thần kinh đang phát triển của trẻ. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã đưa ra danh sách những loại cá nào tốt nhất để cho trẻ ăn, dựa trên mức thủy ngân của cá. Các chuyên gia khuyến nghị trẻ em từ 1 đến 3 tuổi nên ăn 1-3 bữa cá mỗi tuần tùy thuộc vào từng loại cá.

Ví dụ, cá hồi được coi là “tốt nhất” và bạn có thể cho trẻ ăn nhiều lần trong tuần, vì các hồi có hàm lượng thủy ngân rất thấp. Cá ngừ đóng hộp, một lựa chọn cũng tương đối tốt cho trẻ tuy nhiên bạn nên giới hạn cho trẻ ăn một lần một tuần vì hàm lượng thủy ngân tiềm ẩn có trong cá ngừ. Và đừng cho trẻ ăn những loại cá lớn, như cá kiếm, vì chúng chứa nhiều thủy ngân hơn.

Loại cá tốt nhất cho trẻ:

  • Cá hồi
  • Cá tuyết
  • Cua
  • Cá mòi
  • Tôm
  • Cá rô phi

Một số loại cá khác:

  • Cá ngừ
  • Cá chép
  • Cá chim
  • Cá nục
  • Cá hồng

Loại cá cần tránh:

  • Cá ngừ
  • Cá thu vua

Khi nào trẻ có thể ăn sushi?

831 Kid Eating Sushi Stock Photos, Pictures & Royalty-Free Images - iStock

Trẻ chỉ nên ăn sushi làm từ cá đã nấu chín hoàn toàn. Cá sống hoặc nấu chưa chín trong sushi có thể là nguồn vi khuẩn hoặc độc tố đối với trẻ và vẫn có thể gây bệnh cho trẻ dù nguy cơ thấp.

Tốt nhất trẻ nên tránh ăn sushi làm từ các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao, dù đã được nấu chín hay chưa.

Sushi thường được gói trong rong biển thường sẽ quá dai khiến trẻ không thể nhai kỹ và có thể gây nguy cơ mắc nghẹn. Nếu bạn cho trẻ ăn sushi, hãy cân nhắc việc lấy rong biển ra hoặc cắt sushi thành những miếng thật nhỏ để bé dễ ăn hơn.

Ở những nơi như Nhật Bản, nơi sushi là thực phẩm được ăn phổ biến, cha mẹ thường đợi đến khi trẻ được 2 đến 3 tuổi hoặc thậm chí là 5 tuổi mới cho trẻ ăn sushi với cá sống.

Trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với cá không?

Cả cá và động vật có vỏ đều nằm trong số những loại thực phẩm phổ biến nhất mà mọi người có thể bị dị ứng. Mặc dù tình trạng dị ứng thức ăn có thể hết khi trẻ lớn lên, nhưng dị ứng cá hoặc động vật có vỏ ít biến mất hơn. Dị ứng hải sản cũng dễ gây ra các phản ứng nghiêm trọng hơn so với dị ứng thực phẩm khác.

Cá và động vật có vỏ có các loại chất gây dị ứng khác nhau – vì vậy nếu trẻ bị dị ứng với cá, chúng có thể không bị dị ứng với động vật có vỏ và ngược lại. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể bị dị ứng với cả cá và động vật có vỏ. Tương tự đối với các loại cá khác nhau: trẻ bị dị ứng với một loại cá/động vật có vỏ (ví dụ như cá hồi) không nhất thiết có nghĩa là trẻ sẽ bị dị ứng với loại khác như cá ngừ, hoặc trẻ cũng có thể bị dị ứng với tất cả các loại cá.

Khi giới thiệu một loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng, các chuyên gia khuyên bạn nên cho trẻ ăn ở nhà, thay vì ở nhà trẻ hoặc nhà hàng. Với bất kì một loại thức ăn mới nào, hãy cho trẻ ăn và tập làm quen trong từ ba đến năm ngày trước khi đưa ra một món ăn mới khác. Bằng cách đó, bạn có thể theo dõi phản ứng của trẻ và biết được chính xác trẻ có bị dị ứng với loại thực phẩm đó hay không.

Các dấu hiệu của dị ứng thực phẩm bao gồm nổi mề đay, mẩn ngứa trên da, sưng tấy, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và da xanh xao. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này ở trẻ, hãy báo ngay cho bác sĩ. Nếu trẻ có các triệu chứng liên quan đến nhiều bộ phận của cơ thể (chẳng hạn như nổi mề đay kèm theo nôn mửa hoặc tiêu chảy), đó có thể là sốc phản vệ và bạn nên gọi cấp cứu ngay lập tức.

Các dấu hiệu khác của sốc phản vệ là khó thở, thở khò khè, choáng váng và mất ý thức. Nếu trẻ có dấu hiệu sốc phản vệ sau khi ăn cá, hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.

Cách chế biến cá cho trẻ

36,832 Cutting Fish Stock Photos, Pictures & Royalty-Free Images - iStock

Khi chế biến cá cho trẻ, hãy loại bỏ hết da và xương (kể cả những phần rất nhỏ bên trong thịt), xay nhuyễn hoặc băm thành từng miếng nhỏ để tránh nguy cơ trẻ bị hóc. Khi trẻ có dấu hiệu sẵn sàng với thức ăn dặm (từ 8 đến 10 tháng), bạn có thể cho trẻ ăn và tập làm quen với cá.

Khi bạn cho trẻ ăn động vật có vỏ, hãy nhớ loại bỏ hoàn toàn vỏ và những phần cứng, chẳng hạn như đuôi tôm, để tránh nguy cơ trẻ bị sặc. Động vật có vỏ thường có kết cấu dai hơn các loại cá khác, vì vậy hãy cắt thành từng miếng nhỏ hoặc xay nhuyễn khi bạn cho trẻ ăn.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

BS. Hoài Thu

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Baby Center



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY