Làm thế nào để bé tăng cân?

10/02/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Có khi nào bạn so sánh con mình với em bé mũm mĩm đáng yêu của nhà hàng xóm không? Và có khi nào bạn băn khoăn rằng, liệu bé đã ăn đủ chưa và bé có cần tăng thêm cân không? Rất nhiều bà mẹ băn khoăn về các vấn đề trên.

8 reasons for your baby's slow weight gain

Dưới đây là một số điều bạn cần biết: trong vòng một vài ngày sau khi sinh, em bé có thể sẽ sụt cân một chút. Trên thực tế, đây là điều nên xảy ra. Trẻ uống sữa công thức sẽ mất từ 3-4% cân nặng khi sinh trong vài ngày đầu sau sinh. Trẻ bú mẹ sẽ mất từ 6-7%. Sau 2 tuần, đa số các trẻ sẽ tăng lại cân nặng lúc đầu. Khoảng sau 1 năm, bạn sẽ nhận ra rằng trẻ sẽ có cân nặng gấp 3 lần cân nặng khi sinh.

Em bé của bạn có cần tăng cân hay không?

Nếu bạn cảm thấy rằng trẻ đang không tăng cân, thì việc đầu tiên bạn cần làm là liên lạc với bác sỹ dinh dưỡng để có được sự hướng dẫn cần thiết. Bác sỹ có thể sẽ chỉ ra cho bạn các tiêu chuẩn phát triển thông thường của Tổ chức Y tế thế giới (2006).

Tăng cân và việc ăn uống của trẻ trong năm đầu tiên:

Từ 0 – 3 tháng

    • Tăng trưởng: từ khi sinh đến 3 tháng, trẻ có thể sẽ tăng từ 1.5-2.5cm mỗi tháng. Trẻ sẽ tăng từ 140-200g mỗi tuần.
    • Ăn uống: Nếu trẻ bú sữa mẹ, trẻ sẽ cần được cho bú 2-3 giờ một lần, đồng nghĩa với việc trẻ sẽ ăn từ 8-12 lần/ngày. Nếu trẻ uống sữa công thức, trong những ngày đầu trẻ sẽ uống từ 30-60ml sữa công thức mỗi 2-3 tiếng. Khi trẻ lớn hơn, thời gian giữa mỗi cữ sữa sẽ giãn ra (3-4 tiếng/lần)và mỗi lần trẻ cũng sẽ uống được nhiều sữa hơn.

3-7 tháng

    • Tăng trưởng: Khi trẻ đủ 3 tháng tuổi, quá trình tăng cân của trẻ sẽ chậm lại một chút. Trẻ sẽ chỉ tăng khoảng 110g/tuần. Vào khoảng 5 tháng, bạn có thể thấy trẻ đã có cân nặng gấp đôi lúc sinh.
    • Ăn uống: Một số trẻ có thể sẽ thể hiện sự thích thú đối với việc ăn đồ ăn khác ngoài sữa mẹ từ khoảng 4 tháng, nhưng tốt nhất, nên đợi đến khoảng 6 tháng mới bắt đầu cho trẻ làm quen với đồ ăn và ăn dặm.

7-12 tháng

    • Tăng trưởng: Lúc này, trẻ sẽ tăng từ 85-140g/tuần, tương đương với khoảng 900g-1kg mỗi tháng. Vào sinh nhật đầu tiên của bé, bé sẽ có cân nặng khoảng gấp 3 lần lúc sinh.
    • Ăn uống: Trẻ lúc này có thể ngồi ăn cùng với bố mẹ và gia đình. Bạn cũng có thể cho trẻ ăn cùng những thức ăn mà gia đình ăn, nhưng hãy nhớ là cắt thức ăn cỡ ngón tay để bé có thể tự ăn được. Cho dù bạn cho con bú hay dùng sữa công thức, thì sữa cũng vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính cho trẻ trong suốt năm đầu đời.

Làm thế nào để tăng cân cho trẻ?

Weaning menu to help baby gain weight | Vinmec

Một số trẻ sẽ gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống và dường như không tăng đủ cân nặng so với tuổi. Hãy đến gặp bác sỹ nếu bạn cảm thấy trẻ bị khó nuốt, thường xuyên nôn trớ, bị dị ứng thực phẩm, bị trào ngược hoặc thường xuyên bị tiêu chảy.

Những vấn đề trên có thể sẽ cản trở trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng. Ngoài ra, nếu con bạn không thuộc các trường hợp trên, thì bạn và bác sỹ có thể sẽ tìm ra các giải pháp khác giúp trẻ tăng cân. Bạn cũng nên nhớ rằng nếu bác sỹ nói cân nặng của con ổn và đang nằm trong giới hạn phát triển bình thường, thì bạn nên tin tưởng bác sỹ và không cần phải thay đổi gì về chế độ ăn của trẻ cả. Cố gắng khiến con tăng cân khi không cần thiết sẽ làm tăng nguy cơ tăng cân không lành mành cũng như sẽ hình thành cho con các thói quen ăn uống không tốt sau này.

Nếu bạn đang cho con bú:

    • Luyện tập thật nhiều: cho con bú là cả một nghệ thuật và bạn cần học hỏi dần dần
    • Tăng cường nguồn sữa mẹ: Nếu bạn lo lắng rằng nguồn sữa mẹ của bạn không đủ cho trẻ, hãy thư giãn. Tất cả các bà mẹ đều có chung nỗi lo lắng này. Để tăng cường lượng sữa, hãy cho trẻ bú thường xuyên 1-2 giờ/lần và cố gắng nghỉ ngơi thật nhiều. Bạn càng cho trẻ bú nhiều, sữa sẽ càng về nhiều.

Nếu trẻ uống sữa công thức:

    • Sau một vài tháng đầu, những trẻ uống sữa công thức thường sẽ tăng cân nhiều hơn và nhanh hơn trẻ bú mẹ. Nhưng nếu bé nhà bạn uống sữa công thức nhưng vẫn không tăng cân?
    • Cân nhắc đến việc đổi sữa: Nếu trẻ có các dấu hiệu nhạy cảm hoặc dị ứng với loại sữa công thức bạn đang sử dụng, bạn nên suy nghĩ đến việc đổi sữa cho trẻ. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ nếu trẻ có các dấu hiệu như trào ngược, eczema, tiêu chảy, táo bón hoặc các vấn đề khác.
    • Đảm bảo rằng bạn pha sữa đúng như chỉ dẫn: hãy tuân thủ đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất trong việc pha sữa, bởi điều này là rất quan trọng. Pha đúng lượng nước là rất quan trọng. Quá nhiều nước đồng nghĩa với việc trẻ sẽ không nạp đủ lượng calo cần thiết và có thể gây nguy hiểm
    • Trao đổi với bác sỹ: trước khi bổ sung bất cứ thứ gì cho trẻ, như cho trẻ uống thêm nhiều sữa hơn hoặc cho trẻ ăn cháo, bạn nên trao đổi trước với bác sỹ. Bác sỹ sẽ giúp bạn xác định được thứ gì là an toàn và tốt cho sức khoẻ của trẻ.

Nếu trẻ đã ăn dặm:

    • Tăng lượng dầu mờ: dầu ôliu và trái bơ rất giàu năng lượng và có nhiều lợi ích với sức khoẻ. Acid oleic trong 2 loại này có thể có tác dụng chống viêm, ngoài ra còn giúp bổ sung acid béo omega 3 rất tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ.
    • Lựa chọn loại thịt giàu năng lượng hơn: thịt lợn, đùi gà và thịt gà tây xay là những lựa chọn rất giàu năng lượng
    • Sử dụng các chế phẩm từ sữa nguyên kem: bổ sung thêm phô mai vào súp hoặc cơm cháo cho trẻ để tăng năng lượng cho bữa ăn của trẻ, ví dụ như sử dụng sữa chua nguyên kem nhưng không có đường.
    • Lựa chọn trái cây: hãy lựa chọn cho trẻ chuối, lê và bơ thay vì táo và cam. Những loại trái cây này có năng lượng cao hơn.

>>> Xem ngay: Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ em theo từng độ tuổi| Viam Clinic

Các mẹo để tăng cân cho trẻ

Sử dụng vitamin và các loại thực phẩm chức năng

Mặc dù tất cả các trẻ đều được sinh ra với đủ lượng sắt dự trữ trong cơ thể đủ trong vòng 4 tháng đầu đời vì sữa mẹ chứa rất ít sắt. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị rằng trẻ bú mẹ nên được bổ sung sắt với hàm lượng 1mg sắt/kg cân nặng từ sau 4 tháng.

Trẻ uống sữa công thức sẽ được bổ sung đủ sắt. Tuy nhiên, bạn vẫn nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt cho trẻ. Ngoài ra, trước khi bổ sung vitamin và các loại thực phẩm chức năng cho trẻ, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước.

Ăn đúng giờ

Trong 1 tháng đầu đời trẻ sẽ ăn theo nhu cầu nhiều hơn là theo lịch. Nếu thấy trẻ đói, hãy cho trẻ ăn. Khi trẻ lớn hơn, bạn có thể dẫn dần thiết lập thời gian biểu cho trẻ. Sau 6 tháng, nếu có thời gian biểu ăn uống, sẽ giúp trẻ hình thành các thói quen ăn uống lành mạnh.. Đây cũng là lúc bạn nên hình thành thói quen ăn uống có kiểm soát cho trẻ. Giờ ăn phụ nên rơi vào giữa buổi sáng hoặc giữa buổi chiều vì lúc đó trẻ không bị quá no.

Ăn cùng gia đình

Ăn cùng gia đình sẽ giúp trẻ ăn được nhiều hơn và thử các món ăn mới. Cố gắng không để trẻ vừa ăn vừa xem điện thoại hoặc tivi. Tuy nhiên, đôi khi, bạn có thể vừa ăn vừa đọc một câu chuyện cho trẻ để giúp trẻ ăn ngon hơn. Giờ ăn nên là giờ vui vẻ nhất. Khi thời tiết đẹp, bạn có thể tổ chức ăn uống ngoài trời với nhiều loại món ăn để trẻ có thể thử các món ăn mới.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Phòng khám Chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY