Làm thế nào khi trẻ bỏ bú?

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Là một người mẹ đang cho con bú, chắc chắn bạn sẽ chú ý đến cách con bú, tần suất bú cũng như con cú bó nhiều hay không. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng nhận thấy khi nào con ăn ít hơn hoặc bú ít sữa hơn bình thường.

Khi bạn nhận thấy con đột ngột thay đổi thói quen bú, việc xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng như giải pháp là điều rất quan trọng. Hãy đọc bài viết dưới đây của Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để tìm hiểu xem bỏ bú là gì và bạn nên làm gì khi con bỏ bú nhé!

Làm thế nào để nhận biết khi trẻ bỏ bú?

Vậy như thế nào là trẻ bỏ bú? Bỏ bú là khoảng thời gian trẻ bỗng dưng không chịu bú, cho dù trước đó trẻ vẫn bú đều. Điều này thường không xảy ra trước khi trẻ được ít nhất 3 tháng tuổi và nhận thức rõ hơn về thế giới xung quanh.

Những trẻ có hiện tượng bỏ bú thường không tiếp nhận vú mẹ nhưng lại cảm thấy không vui và khó chịu khi không được bú. Có đôi khi trẻ chỉ bị mất tập trung khi bú chứ không phải trẻ có dấu hiệu bỏ bú, ví dụ như ngậm ti hay cắn, dứt. Bỏ bú là khi trẻ không chịu bú trong một khoảng thời gian nhất định.

Đôi khi, việc bỏ bú bị nhầm lẫn với dấu hiệu cho thấy trẻ đang chuẩn bị cai sữa. Điều này là không khả thi vì trẻ hiếm khi tự cai sữa trước 2 tuổi, và khi cai sữa trẻ sẽ giảm dần thời gian và tần suất bú mẹ thay vì dừng đột ngột.

Điều gì có thể khiến trẻ bỏ bú?

Có nhiều lý do có thể khiến trẻ bỏ bú, bao gồm cà lý do về thể chất và cảm xúc, bao gồm:

  • Nghẹt mũi hoặc đau tai khiến việc bú mẹ trở nên khó khăn
  • Đau họng, hoặc có vết loét trong miệng
  • Các bệnh ảnh hưởng đến miệng (ví dụ như tay chân miệng)
  • Trẻ mọc răng và bị đau lợi
  • Không thoải mái khi bú do mẹ ít sữa khiến sữa chảy quá chậm, hoặc quá nhiều sữa làm cho dòng sữa chảy quá nhanh.
  • Sự thay đổi mùi vị của sữa mẹ do thay đổi nội tiết tố hoặc chế độ ăn uống của mẹ
  • Trẻ bị giật mình khi bú, có thể do một tiếng động lớn hoặc mẹ bị giật mình khi trẻ cắn
  • Khi trẻ nhận thức được mẹ đang bị căng thẳng, tức giận hoặc những cảm xúc tiêu cực khác và không tập trung vào việc cho con bú
  • Khi mẹ thay đổi sản phẩm chăm sóc cá nhân khiến cơ thể có mùi khác biệt
  • Các yếu tố môi trường khác

Mặc dù nhiều nguyên nhân trong số này không thể tránh khỏi, nhưng việc nhận thức được những những gì đang xảy ra với con hoặc ảnh hưởng đến con khiến con bỏ bú là việc rất quan trọng.

Bạn nên làm gì khi trẻ bỏ bú?

Trẻ bỏ bú có thể gây căng thẳng cho cả mẹ và con, nhưng cũng có nhiều cách bạn có thể thử để trẻ bú trở lại. Có hai thách thức chính trong cách giải quyết vấn đề này là duy trì nguồn cung sữa mẹ và đảm bảo rằng em bé được cho ăn đủ. Khi trẻ bú ít sữa hơn bình thường, bạn sẽ cần vắt sữa để duy trì nguồn sữa của mình. Bạn có thể làm như vậy bằng cách dùng máy hút hoặc dùng tay. Vắt sữa sẽ khiến cơ thể biết rằng sữa vẫn cần thiết và giúp bạn duy trì nguồn sữa cho khi trẻ bú lại.

Bên cạnh đó, để đảm bảo trẻ được cho ăn đủ khi đang trong giai đoạn bỏ bú, hãy thử cho trẻ bú bình hoặc bón bằng thìa. Tuy việc cho trẻ bú bình có thể khá khó khăn trong giai đoạn đầu, nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo cho trẻ uống đủ lượng cần thiết để cấp nước và năng lượng cho trẻ đến khi trẻ bú trở lại.

Khi đã đảm bảo rằng trẻ vẫn được cho ăn đủ và bạn có nguồn cung sữa tốt, bạn có thể thử cho bé bú lại. Nếu bạn lo lắng rằng trẻ bị bệnh hoặc có vấn đề về sức khỏe dẫn đến bỏ bú, hãy đưa trẻ đi khám. Sau khi đã cố gắng xác định nguyên nhân khiến trẻ bỏ bú và cố gắng loại bỏ những vấn đề liên quan đến sức khỏe thì cũng có một vài cách bạn có thể thử để giúp trẻ bú lại:

  • Thực hành biện pháp da kề da với trẻ và nhẹ nhàng đưa vú cho trẻ bú.
  • Thay đổi tư thế bú đổi bên bú cho trẻ
  • Cho trẻ bú trong một căn phòng tối để loại bỏ sự phân tâm.
  • Cho bú trong khi ngồi cùng trẻ trong một bồn tắm ấm áp.
  • Cố gắng giữ tinh thần thoải mái thư giãn khi cho con bú.
  • Dành thời gian để kết nối nhiều hơn với trẻ vào những lúc rảnh không cho con bú.
  • Lựa chọn suy nghĩ và giải pháp tích cực để cho con bú.

Xem ngay: Một số bác sĩ khám dinh dưỡng tốt nhất cho bé tại Hà Nội

Khi nào bạn nên cẩn trọng với tình trạng bỏ bú của trẻ?

Hầu hết việc bỏ bú kéo dài từ một vài ngày đến một tuần. Nếu trẻ không chịu ăn dù bạn cố gắng cho trẻ ăn bằng nhiều cách khác nhau như cho trẻ bú trực tiếp, bú bình hoặc vắt sữa ra cốc, trẻ bắt đầu giảm cân, không đi tiểu hay đại tiện thường xuyên như bình thường, hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào khác mà bạn thấy lo lắng, nói chuyện với bác sĩ ngay lập tức.

Nếu trẻ ít bú trực tiếp hơn bình thường nhưng lại vẫn ăn bằng bình hoặc cốc và vẫn khỏe mạnh bình thường thì bạn có thể yên tâm rằng việc trẻ bỏ bú không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ nói chung. Việc trẻ bỏ bú có thể gây khó chịu cho cả mẹ và bé và nguyên nhân có thể do thể chất hoặc vấn đề tinh thần. Khi trẻ bỏ bú không có nghĩa là mẹ cần phải cho trẻ ăn sữa công thức ngay hoặc mẹ nên cai sữa cho trẻ. Sau một vài ngày và với một chút dỗ dành và hỗ trợ, bạn và em bé có thể sẽ trở lại việc cho bú như bình thường!

BS. Nguyễn Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Tổng hợp từ Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY