Lấp đầy khoảng trống dinh dưỡng cho trẻ bị dị ứng thực phẩm

03/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Khi trẻ bị dị ứng thực phẩm hoặc tình trạng tiêu hoá không được tốt, lúc này chúng ta sẽ có xu hướng cắt bỏ một số thực phẩm khỏi chế độ ăn uống của trẻ, kết quả là trẻ có thể nhận được ít chất dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, với sự theo dõi phù hợp và thay thế dinh dưỡng có chủ ý, trẻ bị hạn chế ăn uống vẫn có thể tiếp tục phát triển. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về giải pháp lấp đầy khoảng trống dinh dưỡng cho trẻ bị dị ứng thực phẩm tại bài viết dưới đây.

Lấp đầy khoảng chống dinh dưỡng cho trẻ bị dị ứng thực phẩm | viamclinic.vn

Dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng

Cách tốt nhất để biết trẻ có nhận đủ chất dinh dưỡng hay không là theo dõi và kiểm tra định kì, tìm kiếm tất cả dấu hiệu của sự phát triển thích hợp. Năm đầu tiên là thời điểm quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng. Tăng trưởng kém bao gồm tăng cân kém, có thể là dấu hiệu của tình trạng dinh dưỡng kém.

Lúc này có thể bạn sẽ được yêu cầu xét nghiệm máu để tìm tình trạng của một số chất dinh dưỡng. Thiếu sắt và B12 có thể gây ra bệnh thiếu máu với biểu hiện da xanh xao và khó chịu. Thiếu vitamin D gây ra còi xương với các bất thường ở xương như: chân vòng kiềng, chán dô và chậm lớn, thiếu canxi có thể gây các vấn đề về xương như nhuyễn xương, có khả năng gây đau xương và tăng nguy cơ gãy xương. Nếu không đủ kẽm cơ thể bé sẽ khó lành vết thương hơn. Bên cạnh đó, nồng độ vitamin A thấp có thể khiến giác mạc bị đục.

Học viện Nhi khoa Hoa Kì khuyến nghị bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc vào khoảng 6 tháng tuổi. Có nghĩa là nửa năm đầu của bé tất cả dinh dưỡng đều đến từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Rất hiếm khi trẻ bị dị ứng hoặc không thể uống sữa mẹ. Nếu em bé có phản ứng khi bú mẹ thì rất có thể đó là do các protein nhỏ đã đi vào sữa mẹ từ chế độ ăn uống. Khi đó, loại bỏ thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm khỏi chế độ ăn của mẹ thường có thể giải quyết được vấn đề và con bạn có thể tiếp tục bú mẹ.

Tuy nhiên không phải cặp mẹ con nào cũng có thể nuôi con bằng sữa mẹ. Đối với trẻ dị ứng sữa hoặc có vấn đề tiêu hoá, có nghĩa là trẻ phải sử dụng các công thức đặc biệt không gây dị ứng, sữa đã được thủy phân để hệ miễn dịch của trẻ không nhận ra chúng là chất gây dị ứng và có thể khiến chúng tiêu hoá dễ dàng hơn. Các loại sữa công thức này được thuỷ phân hoàn toàn hoặc một phần, đây là dạng sữa công thức dịu nhẹ nhất với các protein được phân huỷ hoàn toàn thành các acid amin.

Sữa công thức không gây dị ứng, đáp ứng tất cả các yêu cầu của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ về chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Em bé của bạn sẽ nhận được tất cả các chất dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển. Sữa công thức được thuỷ phân hoàn toàn và thuỷ phân một phần cung cấp các thành phần dinh dưỡng tương đương và hầu hết được bổ sung các vi chất dinh dưỡng bao gồm choline – một vi chất dinh dưỡng quan trọng cũng được tìm thấy trong sữa mẹ và các loại khác.

Đọc thêm bài viết: Dị ứng protein sữa.

Các chất gây dị ứng phổ biến và giá trị dinh dưỡng của chúng

Các chất gây dị ứng phổ biến và giá trị dinh dưỡng của chúng | viamclinic.vn

Trẻ trên 6 tháng bắt đầu ăn dặm có thể bắt đầu bị dị ứng bởi các nhóm thực phẩm khác. Ngoài sữa, thực phẩm có khả năng gây dị ứng nhất bao gồm:

  • Trứng
  • Đậu phộng
  • Đậu nành
  • Lúa mì
  • Cá/động vật có vỏ

Tất cả các nhóm thực phẩm này cung cấp một số chất dinh dưỡng cụ thể. Nếu bạn đang cắt bỏ một hoặc nhiều hơn các thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn của trẻ thì bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn tìm kiếm thực phẩm thay thế để bổ sung dinh dưỡng mà trẻ đang thiếu. Thực phẩm từ sữa cung cấp cho trẻ nguồn dự trữ protein, canxi, riboflavin, phốt pho và vitamin A, D và B12. Thực phẩm có thể bổ sung các chất dinh dưỡng này bao gồm các nguồn protein như:

  • Thịt
  • Gia cầm
  • Các loại đậu
  • Trứng

Để bổ sung lượng canxi bị thiếu hãy thử:

  • Rau lá xanh
  • Thực phẩm tăng cường canxi

Cho đến khi con bạn tròn 1 tuổi, bạn nên bỏ qua các loại sữa thay thế. Không nên sử dụng các loại sữa thay thế từ thực vật như sữa hạnh nhân, gạo, nước cốt dừa làm đồ uống trong năm đầu đời. Hãy lưu ý rằng 50% trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa bò cũng bị dị ứng với đậu nành, vì vậy hãy thận trọng với trẻ dị ứng sữa.

Đọc thêm bài viết: Dấu hiệu dị ứng hạt ở trẻ.

Các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng khác cung cấp các chất dinh dưỡng sau:

  • Trứng: Protein, sắt, biotin, folactin, roboflavin và vitamin A, D, E, và B12. Sản phẩm thay thế: Thịt, cá, gia cầm, các loại đậu, sữa, trái cây, rau, rau lá xanh, ngũ cốc
  • Đậu nành: protein, riboflavin, sắt, canxi, vitamin C, B6. Sản phẩm thay thế: thịt cá, gia cầm, đậu, trứng, sữa, trái cây, rau quả, ngũ cốc
  • Lúa mì: vitamin B và sắt. Sản phẩm thay thế: cơm, ngô, yến mạch, lúa mì
  • Đậu phộng và các loại hạt: vitamin, đạm và khoáng chất. Sản phẩm thay thế: Thịt, cá, gia cầm, trứng, rau quả, trái cây
  • Cá và động vật có vỏ: đạm, vianin B6, B12, A, E. Sản phẩm thay thế: thịt, thịt gia cầm, sữa, trái cây, rau củ ngũ cốc

Các sản phẩm bạn chọn thay thế sẽ phụ thuộc vào các dị ứng mà trẻ mắc phải. Bạn nên thay đổi theo hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa và chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng con bạn đủ dinh dưỡng. Hãy gặp bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng nhiều hơn để biết em bé của bạn nên tránh những thực phẩm gì, sau đó hãy cố gắng duy trì chế độ ăn kiêng càng đa dạng càng tốt. Chế độ ăn này nên bao gồm các loại thực phẩm có vi chất và vitamin thường có trong các loại thực phẩm cần loại trừ.

Bổ sung vitamin sẽ giúp bé tăng trưởng và phát triển bình thường. Để bổ sung vitamin đúng cách cho bé, hãy liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678 để được tư vấn chế độ ăn chay khoa học bởi các chuyên gia đầu ngành.

Thu Hoài Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo WebMD



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY