Lợi ích của việc ăn kiwi trong khi mang thai

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Khi bạn đang mang thai, việc ăn đa dạng thực phẩm là vô cùng quan trọng giúp bạn và em bé có sức khỏe. Vậy trong thời gian này bạn có thể ăn kiwi hay không? Chúng có lợi ích và tác hại như nào đến sức khỏe của bạn và em bé? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

6 cách gọt kiwi nhanh đơn giản tại nhà, cách tỉa hoa quả kiwi đẹp

Kiwi – hay còn được gọi là quả phúc bồn tử Trung Quốc – do chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Bản thân loại quả này chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, A, E, K, folate, cùng các khoáng chất như kali, sắt, đồng, magie, photpho và choline. Đồng thời, quả kiwi cũng chứa rất ít đường và chất béo so với nhiều loại trái cây khác, và chứa một lượng chất xơ tốt cho sức khỏe.

Ăn kiwi có an toàn khi đang mang thai?

Fasting during the second trimester of pregnancy may be particularly harmful

Thực tế, quả kiwi không chỉ an toàn cho bạn mà còn rất tốt cho sức khỏe, kể cả khi bạn đang mang thai. Điều ngoại lệ duy nhất ở đây là bạn bị dị ứng loại quả này, và nếu điều đó xảy ra thì rất có thể bạn có khả năng bị dị ứng với latex (còn gọi là bệnh dị ứng với mủ cao su). Vì vậy, hãy cảnh giác với các triệu chứng phổ biến gặp phải khi bạn ăn chúng, như nổi phát ban, sưng phù quanh vùng miệng. Còn nếu trước đây bạn không gặp vấn đề gì khi ăn kiwi, hãy cứ tiếp tục thưởng thức nó.

Lợi ích kiwi trong các giai đoạn của thai kỳ

Giai đoạn đầu thai kỳ (Ba tháng đầu)

– Bổ sung Folate. Một quả kiwi trung bình chứa khoảng 17 microgam folate. Đây là loại trái cây cung cấp một nguồn folate siêu lớn cho bạn, và bạn chắc chắn sẽ muốn thêm loại quả này vào các bữa ăn của mình. Theo khuyến nghị về việc bổ sung acid folic cho phụ nữ có thai, mức acid folic cần bổ sung là 400 microgam, và việc bạn ăn 1 đến 2 quả kiwi chắc chắn sẽ rất hữu ích.

– Bổ sung Vitamin C. Bạn đang nhìn vào một con số khổng lồ: 64 milligam! Thật sự loại quả này chứa rất nhiều vitamin C, và đây là loại vitamin vô cùng hữu ích cho các bà mẹ vì chúng giúp hấp thu sắt tốt hơn. Việc hấp thụ sắt rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong và sau khi mang thai. Điều này cũng rất tốt cho em bé, khi sắt giúp hình thành các đường chất dẫn truyền thần kinh trọng cho chức năng của não bộ.

– Bổ sung Canxi. Không chỉ là để phát triển xương và răng, canxi còn cần được đảm bảo để phát triển cơ bắp hay tim. Một quả kiwi trung bình chứa 23,5 miligam canxi. Do vậy, bạn nên sử dụng thêm kiwi cho các bữa ăn của mình, nhất là khi bạn đang có tình trạng không dung nạp đường galactose trong sữa và đang phải tìm một nguồn cung cấp canxi khác.

Giai đoạn hai của thai kỳ (Ba tháng giữa)

– Bổ sung chất xơ. Một quả kiwi có chứa 2,07 gram chất xơ, có thể giúp bạn duy trì hoạt động của nhu động ruột một cách trơn tru. Việc mang thai có thể gây ra một số vấn đề về đường tiêu hóa, ví dụ như táo bón hay tiêu chảy. Điều này có thể lý giải là do lượng hormone trong cơ thể bạn đang cao hơn bình thường, mà chúng làm chậm quá trình tiêu hóa cũng như làm giãn ruột của bạn.

– Bổ sung vitamin A và kẽm. Khi bắt đầu giai đoạn hai của thai kỳ, nhu cầu về vitamin A và các chất khoáng như kẽm, canxi, sắt, iốt cùng với acid béo omega-3 của bạn sẽ tăng lên. Việc ăn một quả kiwi có thể giúp bạn đáp ứng một phần nhu cầu của cơ thể. Trung bình, một quả kiwi chứa 2,76 microggam vitamin A và 0,097 miligam kẽm.

Giai đoạn ba của thai kỳ (Ba tháng cuối)

– Hàm lượng đường thấp. Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, bạn có thể bắt đầu để ý đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Kiwi là một loại quả có chỉ số đường huyết thấp so với nhiều loại trái cây khác, với 100 gam chỉ chứa khoảng 1 muỗng cà phê đường glucose. Điều đó có nghĩa là việc ăn kiwi sẽ không làm tăng đường trong máu của bạn một cách đột ngột, song vẫn đủ ngọt để giúp bạn thỏa mãn cơn thèm đồ ngọt của bản thân.

– Vitamin K. Trái cây trung bình chứa khoảng 27,8 microgam vitamin K. Đây là loại vitamin giúp bạn giảm nguy cơ chảy máu và tăng khả năng cầm máu. Khi bạn đến sinh em bé, bạn sẽ cần vitamin này, và bác sĩ có thể sẽ tiêm cho bạn trong quá trình sinh. Do vậy, việc đảm bảo lượng vitamin K cho cơ thể là rất cần thiết.

Một số tác dụng phụ của việc ăn kiwi khi mang thai

Tác dụng phụ là hiếm khi, do một số người có thể bị dị ứng với loại quả này sau khi ăn hoặc bản thân họ có tiền sử bị dị ứng với phấn hoa hay mủ cao su. Bạn nên ngừng ăn kiwi nếu thấy:

    • Cảm thấy ngứa trong miệng và cổ họng
    • Nổi mề đay hoặc viêm khác
    • Đau bụng hoặc nôn.

Tổng kết

Kiwi là loại trái cây tốt cho sức khỏe, cho dù bạn có đang mang thai hay không. Sử dụng kiwi mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho các bà mẹ mang thai khi loại quả này cung cấp một lượng lớn các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nhưng không gây ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử dị ứng với loại trái cây này, hay dị ứng với phấn hoa hoặc mủ cao su, bạn nên cân nhắc việc sử dụng chúng. Dù thế nào đi nữa, đây cũng là loại quả vô cùng bổ dưỡng và thơm ngon.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY