Lợi ích sức khoẻ của bí ngòi

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Bí ngòi, còn được gọi là bí xanh, là một loại bí có trong mùa hè. Mặc dù bí ngòi thường được coi là một loại rau, nhưng về mặt thực vật học nó là một loại trái cây. Bí ngòi có màu từ vàng đậm đến xanh đậm. Bí ngòi đã được sử dụng trong y học dân gian để điều trị cảm lạnh, đau nhức và các tình trạng sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả các công dụng của nó đều được khoa học chứng minh. Dưới đây là một số lợi ích của bí ngòi.

Giàu chất dinh dưỡng

Bí ngòi rất giàu vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật có lợi khác. Trong 223 gram bí ngòi nấu chín cung cấp:

– Năng lượng: 17kcal

– Chất đạm: 1 gram

– Chất béo: dưới 1 gam

– Carb: 3 gram

– Đường: 1 gram

– Chất xơ: 1 gram

Hàm lượng vitamin A dồi dào của nó có thể hỗ trợ thị lực và hệ thống miễn dịch của bạn. Bí ngòi sống cung cấp thành phần dinh dưỡng tương tự như bí ngòi nấu chín, nhưng ít vitamin A hơn và nhiều vitamin C hơn.

Chứa nhiều chất chống oxy hóa

Bí ngòi cũng rất giàu chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa là các hợp chất thực vật có lợi giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương bởi các gốc tự do. Carotenoid như lutein, zeaxanthin và beta-carotene đặc biệt dồi dào trong bí ngòi. Những chất này có thể có lợi cho mắt, da và tim của bạn, cũng như bảo vệ cơ thể chống lại một số loại ung thư, chẳng hạn như ung thư tuyến tiền liệt.

Nghiên cứu chỉ ra rằng vỏ bí chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất. Bí ngòi vàng có thể chứa hàm lượng cao hơn một chút so với bí ngòi xanh.

Góp phần vào tiêu hóa khỏe mạnh

Bí ngòi có thể thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh. Bí ngòi chứa nhiều nước, có thể làm mềm phân. Điều này làm giảm nguy cơ táo bón. Bí ngòi cũng chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ không hòa tan bổ sung lượng lớn vào phân và giúp thức ăn di chuyển qua đường ruột dễ dàng hơn, giảm nguy cơ táo bón. Lợi ích này sẽ tăng lên gấp bội nếu uống đủ nước. 

Trong khi đó, chất xơ hòa tan nuôi các vi khuẩn có lợi sống trong ruột. Đổi lại, những vi khuẩn này tạo ra các axit béo chuỗi ngắn (SCFAs) nuôi dưỡng các tế bào ruột. Hơn nữa, SCFAs có thể giúp giảm viêm và các triệu chứng của một số rối loạn đường ruột, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.

Có thể làm giảm lượng đường trong máu

Bí ngòi có thể giúp giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Với 3 gam carbs trong 232 gam đã nấu chín, cung cấp một lượng carb thấp cho những người đang tìm cách giảm lượng carb nạp vào. 

Chế độ ăn kiêng low-carb có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu và mức insulin, cả hai đều có thể giữ cho lượng đường trong máu ổn định và giảm nhu cầu dùng thuốc ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Hơn nữa, chất xơ trong bí ngòi giúp ổn định lượng đường trong máu, ngăn chặn mức tăng đột ngột sau bữa ăn. Chất xơ được tìm thấy trong bí ngòi cũng có thể giúp tăng độ nhạy insulin, cũng có thể giúp ổn định lượng đường trong máu.

Có thể cải thiện sức khỏe tim mạch

Bí ngòi cũng có thể góp phần vào sức khỏe tim mạch. Các nghiên cứu quan sát cho thấy những người ăn nhiều chất xơ có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn. Pectin, một loại chất xơ hòa tan được tìm thấy trong bí ngòi, đặc biệt hiệu quả trong việc giảm mức cholesterol LDL. Trong một đánh giá của 67 nghiên cứu, tiêu thụ ít nhất 2–10 gam chất xơ hòa tan mỗi ngày trong khoảng 1–2 tháng làm giảm trung bình lượng cholesterol 1,7 mg / dl và cholesterol LDL 2,2 mg / dl. Bí ngòi cũng rất giàu kali, có thể giúp giảm huyết áp cao. Huyết áp ổn định có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Hơn nữa, chế độ ăn giàu carotenoid có tác dụng bảo vệ đặc biệt chống lại bệnh tim.

Tốt cho thị giác

Thêm bí ngòi vào chế độ ăn uống của bạn có thể hỗ trợ thị lực của bạn. Điều đó một phần là do bí ngòi rất giàu vitamin C và beta-carotene – hai chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của mắt. Bí ngòi cũng chứa chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin. Nghiên cứu cho thấy rằng những chất chống oxy hóa này có thể tích tụ trong võng mạc, cải thiện thị lực và giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt do tuổi tác. Điều này có thể bao gồm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, đây là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực không thể đảo ngược ở người lớn tuổi.

Ngoài ra, chế độ ăn giàu lutein và zeaxanthin cũng có thể làm giảm khả năng bị đục thủy tinh thể, một lớp màng của thủy tinh thể có thể dẫn đến thị lực kém.

Có thể hỗ trợ giảm cân

Ăn bí ngòi thường xuyên có thể giúp giảm cân. Loại trái cây này chứa nhiều nước và có calo thấp. Hàm lượng chất xơ của nó cũng có thể làm giảm cảm giác đói và giảm cảm giác thèm ăn. Hơn nữa, ăn các loại rau không chứa tinh bột, có màu xanh đậm hoặc màu vàng như bí ngòi đặc biệt có lợi cho việc giảm cân.

Làm thế nào để có một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, phù hợp cho sức khỏe cả gia đình? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

ThS. BS Ngô Thanh Hằng – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY