Việc thay đổi cho trẻ từ bú mẹ sang bú bình có thể mất một chút thời gian để trẻ tập làm quen. Vì vậy, bố mẹ cần kiên nhẫn không nên từ bỏ nếu trẻ không hợp tác bú trong những lần đầu tiên. Dưới đây là một số lời khuyên giúp những bố mẹ có thể vượt qua giai đoạn này.
Contents
Cần phải chuẩn bị những gì?
Cho dù khi trẻ tập bú bình bằng sữa mẹ, sữa công thức hay kết hợp cả hai loại thì việc chuẩn bị đúng sẽ giúp ích cho bạn. Hãy đảm bảo bạn mua đủ loại dụng cụ như bình sữa và núm vú. Có rất nhiều loại bình sữa và núm vú trên thị trường, và bạn cần tìm hiểu một số loại xem chúng có phù hợp với con của bạn hay không.
Bạn cũng có thể mua một số những dụng cụ hỗ trợ như máy vắt sữa bằng tay, hoặc máy vắt sữa tự động để giúp công việc này đơn giản hơn.
Pha sữa cho trẻ như thế nào?
Trước hết, bạn luôn cần phải rửa tay trước khi chuẩn bị sữa cho trẻ và làm sạch, khử trùng bình sữa và núm vú trước khi cho trẻ sử dụng để tránh nhiễm trùng cho trẻ. Khi pha sữa công thức, điều quan trọng là bạn cần phải đảm bảo phải pha đúng nhiệt độ của nước là 70 trước khi thêm bột vào trong đó. Mỗi nhãn hàng có một công thức pha và kích thước thìa khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi pha sữa.
Dấu hiệu cho thấy trẻ đang đói
Hãy chú ý những dấu hiệu sớm khi trẻ bắt đầu đói như trẻ bắt đầu thè lưỡi, mút tay hoặc quay đầu sang một bên. Khóc là dấu hiệu cuối cùng của việc trẻ muốn bú, vì vậy tốt hơn hết là bạn nên cho trẻ bú trước khi trẻ khóc.
Tham khảo: Trẻ không chịu bú bình? Hãy thử những mẹo này.
Nếu phát hiện những dấu hiệu này và cho trẻ ăn sớm, bố mẹ có thể nhận thấy trẻ sẽ bú bình tĩnh và dễ dàng hơn. Nếu trẻ đã khó chịu và quấy khóc, hãy cố gắng xoa dịu trẻ trước khi cho trẻ bú sữa. Ngoài ra cho trẻ tiếp xúc da kề da và nói chuyện nhẹ nhàng cũng giúp trẻ bình tĩnh trở lại.
Sự gắn kết với trẻ
Cho trẻ ăn, đặc biệt là trong những ngày đầu, có thể là thời điểm tốt để gần gũi và gắn kết với trẻ. Vì vậy, cho dù bố mẹ hay những người thân muốn có một khoảng thời gian đặc biệt với trẻ, hãy đảm bảo sự thoải mái và môi trường yên tĩnh khi cho trẻ ăn. Một số trẻ phản ứng tốt với âm nhạc, trong khi những trẻ khác lại thích yên tĩnh. Khi lớn hơn, hầu hết các em bé sẽ thích nhìn vào mắt bạn
Cho trẻ bú theo nhu cầu
Cho ăn theo nhu cầu là cố gắng đáp ứng nhanh nhu cầu của trẻ, không bị gián đoạn trong thời gian bú và không khuyến khích con bạn ăn quá no hoặc cho trẻ bú hết bình sữa khi trẻ không còn đói.
Cách bế trẻ khi trẻ bú bình
Ôm trẻ tựa vào tay và xuôi theo cánh tay, đầu trẻ dựa vào cánh tay bạn để trẻ có thể thở và bú thoải mái nhất. Bế trẻ để trẻ hơi nâng người lên và có thể nhìn vào bạn. Không nên để trẻ nằm ngửa hoặc nằm một mình khi bú để tránh mọi nguy cơ bị sặc.
Cố gắng nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ và nhìn vào mắt trẻ để trấn an trẻ khi bú. Điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương.
Cách cho trẻ bú bình
Nhẹ nhàng xoa núm vú bình sữa vào môi trên của trẻ để khuyến khích trẻ mở miệng và đưa núm vú vào, thay vì ấn vào miệng trẻ. Chỉ nghiêng bình sữa với độ nghiêng nhẹ vừa đủ để đảm bảo có sữa trong núm vú. Điều này cũng ngăn sữa chảy quá nhanh để theo dõi phản ứng của trẻ khi bú bình. Khi trẻ bú, trẻ có thể ngậm và nuốt chậm rãi và tự nhiên, sữa không bắn tung tóe, trẻ cũng không dùng lưỡi để đẩy núm
Nhịp độ bú của trẻ
Bình thường, trẻ bú từng đợt với những khoảng dừng ngắn để nghỉ ngơi. Khi trẻ bú và nuốt chậm lại, bạn có thể giúp tăng tốc độ bú của trẻ bằng cách di chuyển một phần núm vú bình sữa ra ngoài và sau đó để trẻ ngậm lại. Điều này giúp trẻ không bú quá no, và việc gián đoạn cho ăn trong thời gian ngắn như vậy còn giúp trẻ nhận biết mức độ no và cần thêm bao nhiêu.
Nếu trẻ cảm thấy khó chịu khi bị lấy núm vú ra khỏi miệng, hãy hướng bình sữa xuống dưới khi bình sữa vẫn còn trong miệng của trẻ, điều này sẽ làm ngừng chảy sữa hoặc làm chậm dòng chảy. Giữ bình sữa chỉ nghiêng một chút so với mặt đất cũng sẽ đảm bảo rằng trẻ không bú thêm khi đang tạm dừng để nghỉ.
Khi bạn cho trẻ bú xong, hãy nhớ vứt bỏ sữa công thức còn thừa vì nếu sử dụng lại có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn và đầy bụng khó chịu.
Sử dụng sữa nóng hay sữa lạnh?
Một số trẻ hài lòng với sữa mát (nhiệt độ phòng) trong khi những trẻ khác lại thích sữa ấm. Luôn luôn kiểm tra nhiệt độ của sữa trong bình sữa của trẻ bằng cách cho một ít sữa ra vùng cổ tay của bạn trước khi cho trẻ bú để đảm bảo rằng sữa không quá nóng và gây bỏng cho trẻ.
Thời điểm quan trọng
Trong những ngày đầu tiên, việc cho trẻ ăn có thể mất rất nhiều sức và thời gian, đặc biệt nếu trẻ bú ít và thường xuyên tỉnh giấc vào ban đêm. Nhưng điều này không kéo dài, khi trẻ lớn hơn, trẻ sẽ bú nhanh và nhiều hơn. Nếu trẻ không chịu ăn trong thời gian dài, hãy cho trẻ đi khám ở những cơ sở y tế gần nhất.
Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage
BS. Tùng Duy
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo New Parent Support