Nuôi con bằng sữa mẹ đem lại rất nhiều lợi ích đối với trẻ sơ sinh và bà mẹ, nhưng bạn cần cho con bú trong bao lâu để tối ưu những lợi ích này? Và liệu khi nào thì việc cho con bú không còn mang lại lợi ích? Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đều thống nhất đưa ra khuyến nghị là các bà mẹ trên toàn cầu nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời. Điều này có nghĩa là trẻ không cần thức ăn hoặc thức uống nào khác ngoài sữa mẹ trong nửa năm đầu đời. Các khuyến cáo cũng cho rằng nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ tối thiểu là hết năm đầu tiên, bên cạnh việc cho trẻ ăn thức ăn bổ sung từ sáu tháng.
Tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng có thể cho con bú trong suốt năm đầu đời. Bài viết này có thể giúp các bà mẹ biết cách cho con bú sữa mẹ trong thời gian ngắn hơn hoặc cách kết hợp việc nuôi con bằng sữa mẹ với sữa công thức để vẫn đảm bảo những lợi ích cho trẻ.
Contents
- 1 Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ là gì?
- 1.1 Ngày đầu tiên
- 1.2 Tháng đầu tiên
- 1.3 3 đến 4 tháng
- 1.4 6 tháng
- 1.5 9 tháng tuổi
- 1.6 Khuyến nghị về dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi có nêu cho trẻ bú theo nhu cầu và cho ăn các loại thức ăn khác từ 3 đến 5 lần một ngày. Trong thời gian này, vẫn nên cho trẻ bú sữa mẹ kết hợp với các bữa ăn dặm. Việc duy trì tiếp tục cho con bú ngoài giúp các bà mẹ giảm nguy cơ ung thư vú còn giúp giảm thiểu các nguy cơ khác cho sức khỏe.
- 1.7 1 năm
- 1.8 Trên 1 năm tuổi
- 2 Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn hay kết hợp với các sản phẩm sữa khác
- 3 Nguy cơ khi cho con bú kéo dài
- 4 Khi nào bạn nên đưa ra quyết định cai sữa cho trẻ?
- 5 Một số dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cai sữa bao gồm:
- 6 Cách cai sữa
Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ là gì?
Có rất nhiều lợi ích cho việc nuôi con bằng sữa mẹ ngay cả khi bạn quyết định cho con bú chỉ trong vài ngày. Dưới đây là một số điểm nổi bật trong tác dụng của sữa mẹ đối với trẻ theo từng giai đoạn của trẻ.
Ngày đầu tiên
Các chuyên gia khuyến cáo trẻ nên được ở gần mẹ và bắt đầu bú mẹ ngay trong giờ đầu tiên sau khi sinh. Đây được gọi là liệu pháp da kề da giúp kích thích sữa mẹ về. Sữa đầu tiên em bé nhận được từ mẹ là sữa non – khá đặc, màu vàng. Sữa non là giai đoạn đầu tiên của sữa mẹ và chứa các chất dinh dưỡng, kháng thể quan trọng cho trẻ sơ sinh. Trong những ngày tiếp theo, sữa mẹ có đầy đủ để cung cấp dinh dưỡng sớm và thậm chí có thể giúp bảo vệ em bé khỏi bị nhiễm trùng.
Tháng đầu tiên
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) mô tả sữa mẹ là lần chủng ngừa đầu tiên của trẻ. Sữa mẹ cung cấp các kháng thể bảo vệ trẻ ít nhất năm đầu đời của trẻ trong năm đầu đời. Các kháng thể này bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm trùng như:
– Tiêu chảy do nhiễm khuẩn
– Viêm tai giữa
– Nhiễm trùng đường hô hấp
– Các vấn đề sức khỏe khác như vấn đề tiêu hóa
Khi cho con bú cơ thể người mẹ sẽ tăng tiết hormone oxytocin và prolactin. Các hormone này có thể tạo ra cảm giác vui vẻ hạnh phúc. Phụ nữ cho con bú cũng có thể hồi phục sau sinh nhanh hơn vì cho con bú giúp tử cung co hồi trở về kích thước bình thường nhanh hơn.
3 đến 4 tháng
Khi trẻ bước vào tháng thứ 3, sữa mẹ tiếp tục hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ. Sữa mẹ giúp cho một bảo bệ trẻ chống lại các chất gây dị ứng có trong các loại thực phẩm và chất bổ sung khác. Việc duy trì cho con bú có thể giúp mẹ đốt cháy thêm 400 đến 500 calo mỗi ngày, điều này có thể giúp bạn duy trì cải thiện cân nặng sau sinh một cách an toàn. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể giúp ích cho sức khỏe của mẹ. Một số nghiên cho thấy cho con bú có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, viêm khớp dạng thấp và bệnh tim mạch cho người mẹ
6 tháng
Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ vẫn tiếp tục ngay cả khi trẻ bước sang giai đoạn ăn dặm, khi trẻ được 6 tháng tuổi. Sữa mẹ có thể tiếp tục cung cấp năng lượng, protein cũng như vitamin A, sắt và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Không chỉ vậy, sữa mẹ vẫn tiếp tục bảo vệ trẻ chống lại một số bệnh nhiễm trùng trong thời gian trẻ bú mẹ. Đối với mẹ, việc cho con bú đến tháng thứ 6 có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú và các bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung và ung thư tử cung. Trên thực tế, theo một báo cáo do Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ công bố năm 2017, cứ sau 5 tháng cho con bú, một phụ nữ có thể giảm 2% nguy cơ ung thư vú. Cho con bú mẹ hoàn toàn cũng là biện pháp tránh thai hiệu quả tới 98% trong sáu tháng đầu tiên nếu kinh nguyệt chưa trở lại và mẹ vẫn tiếp tục cho con bú hàng đêm. Tất nhiên, vẫn còn những phương pháp tránh thai khác mà phổ biến có thể kể đến là bao cao su.
9 tháng tuổi
Khuyến nghị về dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi có nêu cho trẻ bú theo nhu cầu và cho ăn các loại thức ăn khác từ 3 đến 5 lần một ngày. Trong thời gian này, vẫn nên cho trẻ bú sữa mẹ kết hợp với các bữa ăn dặm. Việc duy trì tiếp tục cho con bú ngoài giúp các bà mẹ giảm nguy cơ ung thư vú còn giúp giảm thiểu các nguy cơ khác cho sức khỏe.
1 năm
Một lợi ích khác của việc nuôi con bằng sữa mẹ lâu dài là tiết kiệm chi phí. Bạn có khả năng tiết kiệm rất nhiều tiền khi nuôi con bằng sữa mẹ thay vì sữa công thức, con số này có thể lên đến hàng chục triệu đồng
Trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trong một năm đầu đời thường có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn và ít gặp phải tình trạng chậm nói hoặc chỉnh nha hơn. Lý giải cho điều này là bởi việc mút vú đều giúp phát triển cơ trong và xung quanh miệng.
Trên 1 năm tuổi
Các khuyến nghị dinh dưỡng cho trẻ trên 1 tuổi bao gồm cho trẻ bú mẹ theo yêu cầu và cho ăn các loại thức ăn khác năm lần một ngày. Bạn cũng có thể tập cho trẻ uống sữa tươi vào thời điểm này nếu bạn muốn ngừng cho con bú sữa mẹ hoặc đang tìm kiếm một sản phẩm thay thế sữa mẹ. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy rằng thời gian bú mẹ lâu hơn có thể mang lại lợi thế cho trẻ về điểm IQ và sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng những lợi ích đối với IQ có thể chỉ là tạm thời.
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn hay kết hợp với các sản phẩm sữa khác
Có nhiều lý do khiến phụ nữ quyết định cho con bú bổ sung bằng bình sữa mẹ hoặc sữa công thức thương mại. Nuôi con bằng sữa mẹ không cần phải là tất cả hoặc không cần gì cả. Em bé của bạn vẫn có thể được hưởng lợi từ việc nhận một ít sữa mẹ.
Việc kết hợp sữa mẹ với sữa công thức cho trẻ được gọi là cho ăn kết hợp. Việc cho trẻ ăn kết sữa mẹ và sữa công thức vẫn đảm bảo được một số lợi ích của việc bú mẹ bao gồm:
– Da kề da với mẹ để gắn kết mẹ con
– Duy trì việc bú mẹ trực tiếp giúp phát triển răng miệng
– Trẻ vẫn nhận được các kháng thể từ mẹ giúp chống dị ứng và phòng bệnh
– Ngoài ra còn có những lợi ích sức khỏe cho mẹ
Cho con bú kết hợp với sữa công thức đặc biệt hữu ích đối với những bà mẹ đi làm, những người không muốn hút sữa tại nơi làm việc hoặc không thể hút sữa. Tuy nhiên mẹ nên nhớ rằng một số trẻ có thể quay về bú mẹ nhiều hơn khi chúng ở cùng với mẹ.
Nguy cơ khi cho con bú kéo dài
Ở các vùng khác nhau trên thế giới, độ tuổi ăn dặm trung bình là từ 2 đến 4 tuổi. Một số trẻ được bú sữa mẹ cho đến 6 tuổi hoặc 7 tuổi ở các nền văn hóa khác. Không có bất kỳ nguy cơ nào nào được biết đến khi tiếp tục cho con bú lâu hơn sau một hoặc hai năm đầu đời của trẻ. Cũng không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy mối quan hệ giữa việc bú mẹ kéo dài khiến việc cai sữa trở nên khó khăn hơn.
Khi nào bạn nên đưa ra quyết định cai sữa cho trẻ?
WHO đưa ra lời khuyên cho các bà mẹ là nên cho trẻ bú kết hợp với chế độ ăn bổ sung cho đến khi trẻ được tròn 2 tuổi. Học viện Nhi khoa Mỹ AAP khuyến nghị tiếp tục cho con bú bên cạnh việc cho trẻ ăn bổ sung cho đến khi trẻ tròn 1 tuổi, hoặc có thể kéo dài hơn nếu có thể.
Một số dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cai sữa bao gồm:
– Trên 1 tuổi
– Được cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn từ thức ăn rắn
– Có thể uống nước bằng cốc
– Mẹ đã cắt giảm một số bữa bú mẹ cho trẻ
– Trẻ không còn hứng thú khi bú mẹ
– Việc lựa chọn thời điểm cai sữa cho trẻ phụ thuộc vào từng đứa trẻ cũng như người mẹ. Nếu bạn đã sẵn sàng cai sữa trước khi trẻ đạt được những mốc này, đừng quá lo lắng.
Cách cai sữa
– Việc ăn dặm bắt đầu bằng việc bé làm quen với thức ăn trên bàn. Mẹ nên bỏ bớt cữ bú khi các bữa ăn đã được thiết lập tốt hơn và bé quen với việc đó.
– Giảm và giãn cữ bú của trẻ, điều này giúp nguồn nguồn sữa của bạn cũng ít hơn mà không gặp vấn đề về căng sữa. Hãy cắt giảm dần 1-2 cữ bú của trẻ trong 1-2 tuần.
– Bạn nên bắt đầu bằng cách giảm cữ bú giữa ngày. Các cữ bú đầu tiên và cữ bú cuối cùng trong ngày thường khó cắt giảm hơn đối với trẻ và lúc này thì mẹ cũng đang căng sữa nên bạn không nên cắt giảm cữ bú này vội.
– Thay đổi thói quen của bạn. Ví dụ, tránh ngồi ở những chỗ quen thuộc thường cho con bú, cho trẻ bú sữa mẹ đã vắt trong cốc hoặc bình. Mẹ có thể giảm khó chịu của sự căng tức sữa bằng cách chườm lạnh hoặc đắp lá bắp cải lên ngực.
– Nếu bạn cảm thấy cơ thể đang phản kháng lại việc này hoặc nếu trẻ muốn bú, hãy cho chúng bú sữa mẹ. Quá trình cai sữa mẹ này có thể sẽ mất thời gian để cả mẹ và bé cùng thích nghi. Trong khi chờ đợi, hãy áp dụng các phương pháp làm mất tập trung bằng bữa ăn, đồ chơi hoặc thú nhồi bông và các hoạt động khác cho trẻ. Và hãy đảm bảo cho trẻ luôn được tiếp xúc gần gũi và âu yếm trong quá trình cai sữa mẹ.
Cuối cùng, việc bạn cho con bú trong bao lâu là tùy thuộc vào bạn và con bạn. Việc bạn chỉ cho con bú một vài ngày cũng mang lại lợi ích, và những lợi ích khác có thể kéo dài nhiều năm cho cả mẹ và con nếu bạn cho con bú đủ 6 tháng hoặc hơn. Bạn và con bạn cũng có thể hưởng lợi từ việc cho bú kết hợp bổ sung thay thế sữa mẹ bằng các nguồn thực phẩm khác, như sữa công thức hoặc thức ăn đặc.
Hãy tin tưởng bản thân và cố gắng hết sức để không lo lắng người khác nghĩ gì về quyết định cá nhân của bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ về các vấn đề cho ăn hoặc các câu hỏi khác, hãy cân nhắc liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia nhi khoa và dinh dưỡng.
Làm thế nào để giúp con trẻ có chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp để có cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
BS. Nguyễn Hoài Thu
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM