Mẹ sau sinh nên kiêng gì để không mất sữa?

07/03/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Có thể bạn không nhận ra, nhưng nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ cũng như cách cơ thể tạo ra sữa mẹ trong đó phải kể đến các vấn đề sức khỏe, chế độ ăn uống, sinh hoạt và các loại thuốc đang sử dụng. Khi biết được những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ, bạn có thể thay đổi điều chỉnh những thói quen hàng ngày của mình để cải thiện nguồn sữa mẹ. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến giảm, mất lượng sữa mẹ và những gì bạn có thể làm để cải thiện tình trạng này.

Sau sinh, rất nhiều sản phụ phải đối mặt với tình trạng mất sữa đột ngột.

Mẹ sau sinh nên kiêng gì để không mất sữa?

Các vấn đề sức khỏe

Thể trạng sức khỏe cũng như tinh thần của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ. Khi bạn khỏe mạnh về thể chất, được nghỉ ngơi tốt, cơ thể bạn có thể tập trung năng lượng vào việc tạo sữa. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn mất cân bằng do mắc bệnh mà không được điều trị, bạn sẽ bị kiệt sức hoặc bị căng thẳng và hệ quả là bạn có thể thấy nguồn cung sữa của mình giảm đi. Dưới đây là một số vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến việcsản xuất sữa.

Bạn không được nghỉ ngơi đầy đủ

Bạn cần thời gian để phục hồi sau sinh con nhưng việc phải tập làm quen với thiện chức làm mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ tiêu tốn nhiều năng lượng và có thể khiến các bà mẹ mệt mỏi. Mệt mỏi sau sinh và thiếu năng lượng có thể cản trở việc cho con bú và đó là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nguồn sữa mẹ sụt giảm.

Trong vài tuần đầu sau sinh bạn có thể gặp nhiều khó khăn nhưng điều rất quan trọng mà các mẹ cần lưu ý là bạn phải ưu tiên nghỉ ngơi đầy đủ. Hãy thử áp dụng các mẹo sau để bản thân được thư giãn nghỉ ngơi nhiều hơn

  • Khi bé ngủ mẹ nên tận dụng thời gian này để cố gắng nghỉ ngơi ngủ cùng với trẻ
  • Cho con bú với tư thế gác chân lên hoặc nằm xuống.
  • Nhờ sự giúp đỡ từ chồng, gia đình và bạn bè để chia sẻ cùng bạn những công việc nhà cũng như có thể trông em bé một lúc để bạn có thể nghỉ ngơi và nằm xuống.

Bạn chưa quan tâm đến sức khỏe của bản thân

Nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe khác như suy giáp và thiếu máu cũng có thể khiến cơ thể bạn tiết ít sữa hơn. Sau khi bạn điều trị nguyên nhân, cơ thể bạn có thể tập trung vào việc tạo lại sữa mẹ. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn nghi ngờ nguồn sữa của mình ít do vấn đề sức khỏe. Bác sĩ có thể giúp bạn đưa ra phương pháp điều trị phù hợp khi bạn đang cho con bú. 

Đọc thêm bài viết: Bạn nên ăn gì khi nuôi con bằng sữa mẹ?

Bạn đang gặp căng thẳng stress

Bạn đang gặp căng thẳng stress | viamclinic.vn
Tâm lý của các mẹ bầu có nhiều thay đổi, thường nhạy cảm hơn và dễ bị stress.

Căng thẳng về thể chất, cảm xúc và tâm lý có thể làm giảm nguồn sữa mẹ. Đôi khi việc phải cho con bú ở nơi công cộng đông người có thể khiến bạn cảm thấy đôi chút ngại ngùng e dè căng thẳng. Ngoài ra các nguyên nhân có thể gây căng thẳng cho các bà mẹ sau sinh như lo lắng, đau mỏi sau sinh, khó khăn tài chính và rắc rối trong các mối quan hệ cũng có thể làm giảm lượng sữa mẹ. Để khắc phục những điều này, giảm nguy cơ căng thẳng cho bản thân bạn có thể

  • Dùng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn nếu bạn bị đau mỏi nhiều. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen nếu bạn không có thuốc giảm đau.
  • Bạn có thể vào một phòng khác để cho con bú nếu bạn không thoải mái khi cho con bú xung quanh những người khác.
  • Hít thở sâu khi bạn cảm thấy căng thẳng.
  • Dành thời gian đi bộ vài phút để giải tỏa, thư giãn.
  • Chia sẻ với những người thân về những cảm xúc lo lắng của bạn.

Bạn mang thai tiếp

Nếu bạn mang thai trong khi vẫn đang cho con bú, các hormone của thai kỳ mới có thể làm giảm nguồn sữa của bạn. Trong trường hợp đang mang thai tiếp bạn sẽ không thể làm gì nhiều để tăng nguồn sữa. Tuy nhiên bạn có thể cân nhắc bổ sung sữa công thức cho trẻ nếu trẻ dưới một tuổi và nếu bé đã trên một tuổi và ăn dặm tốt thì bạn có thể không cần bổ sung thêm sữa công thức cho trẻ.

Bạn đang ăn kiêng

Những gì bạn ăn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và nguồn sữa của bạn. Một số loại thảo mộc có tác động tiêu cực đến việc sản xuất sữa trong khi một số loại thực phẩm có thể có tác động tích cực đến lượng sữa mẹ.

Chưa có bằng chứng nào cho thấy việc các bà mẹ cho con bú ăn gì và uống bao nhiêu nước sẽ làm giảm đáng kể nguồn sữa mẹ. Các bà mẹ trên khắp thế giới có thể tạo đủ sữa cho con của họ ngay cả khi chế độ ăn uống của họ bị hạn chế. Tuy nhiên, một chế đô ăn uống lành mạnh và uống đủ nước rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn.

Nếu bạn đang bị ít sữa bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống đầy đủ và đa dạng hơn cũng như nên uống nhiều nước trong ngày. Bên cạnh đó việc thêm một số siêu thực phẩm tốt cho sữa mẹ vào chế độ ăn uống hàng ngày cũng có thể giúp cải thiện nguồn sữa mẹ. Một số thực phẩm như bột yến mạch, hạnh nhân, đậu gà và rau lá xanh đậm được xem là những loại thực phẩm bổ dưỡng và có đặc tính hỗ trợ sản xuất sữa mẹ.

Sử dụng quá nhiều thảo mộc và gia vị

Bất kỳ loại thảo mộc hoặc gia vị nào nếu sử dụng với lượng nhỏ sẽ không gây ra vấn đề gì cho bạn và bạn có thể tiếp tục nấu ăn với các loại thảo mộc và gia vị yêu thích của mình. Tuy nhiên, khi dùng với liều lượng lớn, một số loại thảo mộc có thể làm giảm nguồn sữa mẹ.

Các bà mẹ nên tránh bạc hà và cây xô thơm đây là những loại thảo mộc được cho là làm giảm lượng sữa mẹ. Nếu bạn thường xuyên sử dụng thuốc ho tinh dầu bạc hà, kẹo bạc hà thì điều này cũng có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa của bạn. Bạn cũng nên tránh sử dụng nhiều rau mùi tây, kinh giới, hoa nhài. Bên cạnh đó thì một số loại thảo mộc như thì là, cỏ linh lăng, tỏi và gừng có thể giúp tăng nguồn sữa của bạn. 

Đọc thêm bài viết: Cách để tăng hàm lượng chất béo trong sữa mẹ

Bạn có những thói quen sinh hoạt chưa phù hợp

Bạn không nhất thiết phải từ bỏ tất cả những thứ mình yêu thích khi đang cho con bú. Thỉnh thoảng bạn vẫn có thể uống cà phê buổi sáng và thậm chí là đồ uống có cồn. Tuy nhiên bạn luôn phải nhớ một điều là uống có chừng mực. Vì một số thói quen sinh hoạt có thể ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ.

Tiêu thụ quá nhiều caffeine

Soda, cà phê, trà và sô cô la có chứa caffeine ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, một lượng lớn caffeine có thể làm cơ thể bạn mất nước và giảm sản xuất sữa mẹ. Nếu bạn đang cho con bú thì việc quá nhiều caffeine cũng có thể ảnh hưởng đến em bé.

Một lượng caffein nhất định khi bạn sử dụng có thể được trẻ hấp thụ qua sữa của bạn, caffein có thể tích tụ trong cơ thể trẻ gây khó chịu và khó ngủ. Điều này khiến trẻ trở nên hay cáu gắt, không bú mẹ tốt và điều đó có thể ảnh hưởng đến việc kích thích sản xuất sữa. Điều bạn nên làm là

  • Nếu bạn có thói quen uống nhiều cà phê hoặc soda trong ngày hãy cố gắng cắt giảm và chỉ nên uống một hoặc hai đồ uống có chứa caffein mỗi ngày.
  • Thử dùng cà phê hoặc trà xanh đã khử caffein thay cho cà phê thông thường và dùng nước khoáng có ga thay cho soda.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá | viamclinic.vn
Khi mang thai, việc hít phải khói thuốc lá hay hút thuốc lá đều gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với bà bầu.

Hút thuốc có thể cản trở việc giải phóng oxytocin trong cơ thể. Oxytocin là hormone kích thích phản xạ xuống sữa. Phản xạ xuống sữa giúp giải phóng sữa mẹ ra khỏi ngực của bạn. Nếu sữa mẹ không được giải phóng, nó sẽ không chảy ra khỏi ngực và kích thích cơ thể bạn sản xuất nhiều hơn.

Bạn nên tránh hút thuốc gần trẻ, tốt nhất là bạn không hút thuốc. Để tránh ảnh hưởng đến phản xạ xuống sữa tốt nhất bạn nên tránh hút thuốc trong vòng hai giờ sau khi cho con bú. Để tốt cho cả mẹ và bé bạn nên cố gắng bỏ thuốc, và nếu bạn cần giúp đỡ, hãy nói chuyện với bác sĩ.

Uống rượu

Rượu, giống như thuốc lá, có thể cản trở phản xạ xuống sữa. Nếu trẻ bú mẹ ít hơn, cơ thể người mẹ sẽ tự điều chỉnh và sản xuất ít sữa mẹ hơn. Rượu không chỉ có thể làm giảm nguồn sữa mẹ mà việc uống quá nhiều rượu có thể ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của con bạn. Rượu cũng đi vào sữa của bạn và có thể khiến trẻ có nguy cơ bị chậm phát triển. Vậy nên bạn cần tránh uống rượu thường xuyên khi đang cho con bú tuy nhiên thỉnh thoảng bạn cũng có thể uống một chút.

Thuốc

Nhiều loại thuốc an toàn khi bạn đang cho con bú nhưng một số thì không và thậm chí một số loại thuốc có thể làm giảm sữa mẹ. Vậy nên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc kể cả thuốc không kê đơn.

Một số loại thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn có thể cản trở phản xạ xuống sữa và sản xuất sữa mẹ.

Nhiều loại thuốc cảm cúm thông thường, thuốc điều trị viêm xoang và dị ứng có chứa chất làm thông mũi gọi là pseudoephedrine, có thể làm giảm nguồn sữa mẹ. Bạn nên thông báo cho bác sĩ biết bạn đang cho con bú trước khi họ kê đơn bất kỳ loại thuốc nào.

Uống thuốc tránh thai

Nếu bạn đã bắt đầu dùng thuốc tránh thai thì điều này thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Một số loại thuốc tránh thai có chứa estrogen, một loại hormone có thể làm giảm sản xuất sữa.  Nếu bạn muốn sử dụng biện pháp tránh thai khi đang cho con bú, hãy nói chuyện với bác sĩ về các loại biện pháp tránh thai an toàn cho bà mẹ đang cho con bú như sử dụng bao cao su hoặc vòng tránh thai. Một số loại thuốc tránh thai có thành phần progestin nhưng không chứa estrogen cũng có thể là lựa chọn phù hợp hơn cho bạn.

Nếu nguồn sữa mẹ của bạn đang giảm và bạn cảm thấy rằng mình đang gặp phải một trong các vấn đề được nêu trên thì bạn hãy cố gắng điều chỉnh để cải thiện nguồn sữa của bản thân. Chăm sóc bản thân, cố gắng tránh căng thẳng và thực hiện một số thay đổi trong lối sống có thể tạo nên sự khác biệt giúp sữa về trở lại. Ngoài ra, bạn có thể cố gắng tạo ra nhiều sữa mẹ bằng cách cho con bú hoặc hút sữa thường xuyên hơn.

Tất nhiên, đôi khi có những điều bạn không thể thay đổi, chẳng hạn như mới mang thai hoặc các vấn đề sức khỏe cụ thể. Trong những trường hợp đó, hãy nói chuyện với bác sĩ.

Tham khảo video hấp dẫn dưới đây:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

BS. Tùng Duy – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Verywell Family



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY