Mẹo bảo quản và trữ đông đồ ăn dặm của bé

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Tự nấu và chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé là một cách hiệu quả và tiết kiệm để cho bé bắt đầu làm quen với thực phẩm. Ngoài ra, việc tự chuẩn bị còn cho bạn có thể tự do sáng tạo và bổ sung vào thực đơn của bé các món ăn tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể chuẩn bị cho bé những thực phẩm tươi sống được. Trong những trường hợp này, trữ đông đồ ăn dặm là một lựa chọn thực tế hơn.

Baby-Led Weaning: How to Start and Best BLW Foods | Pampers

Mặc dù là trữ đông thực phẩm, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể cho bất cứ loại thực phẩm nào vào ngăn đông của tủ lạnh cũng được. Trữ đông thực phẩm cần được thực hiện đúng cách để trẻ có thể sử dụng sau, bạn cũng cần biết những loại thực phẩm nào phù hợp hoặc không phù hợp cho việc trữ đông.

Làm thế nào để trữ đông thực phẩm của bé?

Đa số thực phẩm tự làm ở nhà có thể giữ được độ tươi ngon và khoẻ mạnh trong tủ lạnh trong vòng 1-2 ngày. Tuy nhiên, trữ đông là một lựa chọn sẽ giúp bạn trữ đông được thực phẩm lâu hơn, ví dụ trong vòng 1-2 tháng, thậm chí lâu hơn.

Dưới đây là những dụng cụ phổ biến có thể hữu ích trong việc trữ đông đồ ăn dặm của bé:

  • Khay đá: khay đá rất thích hợp để trữ đông nước ép, cháo và các thực phẩm nghiền. Thức ăn trữ đông trong khay đá thường có khẩu phần khoảng 30g, nghĩa là bạn sẽ trữ đông thực phẩm dưới dạng các viên đá, mỗi viên đá sẽ tương đương với 1 khẩu phần ăn của trẻ. Bạn cần trữ đông thực phẩm trong các khay đá sạch, sau đó được đậy lại bằng nắp nhựa sau đó cho vào ngăn đá
  • Khay nướng bánh: khay làm bánh cũng là những khay nhỏ tương tự như khay đá. Bạn cũng có thể trữ cháo hoặc nước ép trong khay nướng bánh làm bằng silicon, trong khi các thực phẩm nghiền có thể được trữ trong khay nướng bằng kim loại. Bạn có thể lót giấy nến ở dưới khay bằng kim loại để dễ dàng lấy thức ăn ra sau khi trữ đông hơn.
  • Các hộp nhựa trữ đông: đây là những loại hộp có sẵn bán trong các siêu thị hoặc các shop online. Khi lựa chọn các hộp nhựa trữ đông, bạn nên kiểm tra kỹ chất lượng, nguyên liệu và xem xem loại hộp nhựa đó có chịu được nhiệt độ thấp hay không.

Khi bạn đã biết được cách trữ đông thực phẩm của bé, bạn sẽ cần biết loại thực phẩm nào phù hợp để trữ đông, loại thực phẩm nào không.

Những thực phẩm phù hợp để trữ đông

Những thực phẩm phù hợp để trữ đông là những thực phẩm sẽ không mất đi màu sắc, hương vị, cấu trúc và giá trị dinh dưỡng trong quá trình trữ đông, và quan trọng là đó là những thực phẩm có thể xay/nghiền hoặc cắt thành miếng nhỏ được, ví dụ như:

  • Các loại quả họ dâu (dâu tây, việt quất)
  • Ngô, khoai lang
  • Cà rốt, bông cải trắng
  • Đậu xanh và các loại đậu
  • Đào
  • Bí ngòi, bí ngô
  • Dưa chuột, bắp cải ướp dầu giấm
  • Thịt bò, thịt gà và cá

Những thực phẩm không nên trữ đông

Một số thực phẩm sẽ không giữ được độ tươi ngon khi được trữ đông và bảo quản:

  • Bắp cải tươi, cần tây, dưa chuột, củ cải đỏ…
  • Khoai tây nướng/luộc
  • Đào, chuối, mận
  • Mì ống, cơm
  • Lòng trắng trứng nấu chín
  • Phô mai, sữa chua
  • Kem, kem chua
  • Các loại sốt có sử dụng trứng (như mayonnaise)

Trữ đông thực phẩm trong bao lâu?

Theo USDA, trữ đông thực phẩm đúng cách có thể thực phẩm vãn đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, lưu trữ đông lạnh thực phẩm quá lâu cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến hương vị, màu sắc, và kết cấu của thực phẩm. Dù sao, bạn cũng nên nhớ rằng, thực phẩm đông lạnh là an toàn, nhưng nếu được thì tốt nhất nên sử dụng thực phẩm tươi, tự làm bất cứ khi nào có thể, đặc biệt là với các em bé.

Các mẹo hữu ích để lưu trữ thực phẩm:

  • Rửa sạch và gọt vỏ hoa quả, rau, ví dụ như dâu tây, cà rốt, khoai tây trước khi nghiền hoặc cắt thành miếng nhỏ. Nếu bạn muốn bảo quản nguyên rau sống, hãy chần qua rau trước khi trữ đông để hạn chế hoạt động của các enzyme và phá huỷ các vi khuẩn trên bề mặt
  • Nấu chín tất cả rau và thịt cho đến khi mềm. Thịt gia cầm nên được nấu đến ít nhất 74 độ C, cá được nấu đến ít nhất 63 độ C và thịt đỏ/thịt lợn nên được nấu đến ít nhất 71 độ C.
  • Để nguội thực phẩm trước khi đưa vào các hộp đựng. Không nên để thực phẩm nguội quá lâu ở bên ngoài. Nên tận dụng khoảng thời gian “cửa sổ” sau khi đã nấu chín thực phẩm, để thực phẩm vẫn đủ nguội nhưng chưa bị nhiễm khuẩn.
  • Rửa sạch các khay đựng bằng xà phòng và nước (nếu được nên rửa với nước ấm/nóng) để diệt khuẩn
  • Điều chỉnh nhiệt độ ngăn đông của tủ lạnh dưới -18 độ C. Bảo quản đúng nhiệt độ sẽ giúp dự phòng tình trạng nhiễm khuẩn
  • Không bao giờ sử dụng đồ đựng bằng thuỷ tinh để trữ đông thực phẩm. Đa số những đồ bằng thuỷ tinh đều không thể chịu được nhiệt độ tủ đông và có thể bị vỡ hoặc nứt, khiến các mảnh thuỷ tinh có thể lẫn vào trong thực phẩm.
  • Tránh không đổ quá đầy các khay, hộp đựng tràn đến miệng. Khi đông lạnh, thực phẩm thường sẽ tăng thể tích, do vậy bạn cần chừa không gian cho việc giãn nở thể tích
  • Ghi rõ nhãn thực phẩm cho từng hộp, khay về tên thực phẩm và thời gian lưu trữ
  • Rã đông thực phẩm đúng cách: bằng cách cho xuống ngăn mát, ngâm nước lạnh hoặc sử dụng chức năng rã đông của lò vi sóng.
  • Rã đông và hâm nóng thực phẩm thành từng phần nhỏ để tránh hoặc hạn chế lãng phí. Làm nóng thực phẩm đã rã đông và chờ đến khi thực phẩm nguội ở mức ấm mới cho bé sử dụng
  • Thức ăn thừa sau khi đã rã đông và đun nóng nên được vứt đi.
  • Nếu bạn chưa chắc chắn về việc trữ đông thực phẩm cho bé, hãy thử trữ đông một lượng nhỏ thưc phẩm. Sau đó khi đã quen, có thể tăng dần số lượng và khối lượng từng lần trữ đông.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

ThS. Lưu Liên Hương

Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Theo Mom Junction



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY