Contents
1. Một số loại thuốc
Các loại thuốc thông thường có thể làm tăng nồng độ cồn trong hơi thở bao gồm các loại siro hỗn hợp điều trị cảm lạnh, cúm, thuốc viên điều trị dị ứng, một số loại thuốc kê đơn, thuốc giúp hơi thở thơm mát, thuốc hít điều trị hen, các sản phẩm có mùi hương sử dụng ở gần miệng (như kem bôi sau khi cạo râu) và nước súc miệng. Kết quả kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở thậm chí sẽ còn tăng cao hơn nếu bạn vừa có cồn trong miệng và vừa có cồn trong hơi thở. Một số loại thuốc uống cũng có thể có chứa cồn, thậm chỉ chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra nồng độ cồn trong hơit hở.
2. Tình trạng sức khoẻ
Trong bệnh tiểu đường, nồng độ aceton cao trong máu (do việc chuyển hoá chất béo nhiều hơn chuyển hoá đường) cũng có thể khiến hơi thở có chứ cồn. Nồng độ cồn ở những người bệnh gặp phải tìnht rạng này thậm chí có thể cao hơn 1000 lần so với ở những người không mắc bệnh tiểu đường. Nhưng ngay cả trong các trường hợp nồng độ cồn tăng cao do tăng aceton máu, cũng có rất ít ảnh hưởng đến các tế bào của cơ thể và cũng không làm kết quả kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở tăng lên quá nhiều. Hạ đường huyết cũng có thể gây ra triệu chứng tương tự như nhiễm độc, bao gồm chóng mặt, vụng về và nhầm lẫn.
3. Cồn trong khoang miệng
Ngay cả khi rượu/bia đã được cơ thể hấp thu và chuyển hoá hết, một lượng nhỏ cồn vẫn có thể sẽ đọng lại trong khoang miệng và khiến kết quả kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở cao hơn. Tuy nhiên, nếu tiến hành kiểm tra nồng độ cồn trong máu khi đó, kết quả trong máu sẽ thấp hơn rất nhiều, cho thấy cơ thể đã không còn bị ảnh hưởng bởi lượng rượu/bia đã sử dụng trước đó nữa.
4. Một số loại thực phẩm
Một số loại thực phẩm có chứa cồn một cách tự nhiên hoặc được bổ sung thêm rượu/bia trong quá trình chế biến. Khi rượu vang đỏ được sử dụng trong nấu ăn, lượng cồn sẽ bị đốt cháy. Nhưng nếu sử dụng các loại rượu khác mạnh hơn, ví dụ như dùng rượu mạnh trong cac smón tráng miệng, thì việc tiêu hoá lượng cồn này cũng sẽ tương tự như việc uống rượu.
5. Một số loại dấm
Trái cây cũng có thể lên men, và một số loại thậm chí có thể đạt tới ngưỡng 4.5% cồn – mặc dù rất hiếm gặp. Tuy nhiên, để lượng men này cao đến mức có thể ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể, đặc biệt là chức năng não bộ gần như là không thể. Tiêu thụ một số loại thực phẩm, khi quá trình tiêu hoá sinh ra sản phẩm phụ là khí và khí này bị “trào ngược” lại lúc ợ có thể sẽ khiến kết quả kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở biểu hiện ở mức thấp. Nhưng nếu tiến hành kiểm tra lần thứ 2, thứ 3, kết quả này sẽ nhanh chóng trở về 0 ngay sau đó. Nguyên nhân là vì một lượng nhỏ thực phẩm bị lên men trào ngược trong dạ dày sẽ tạo ra nồng độ cồn ở mức thấp.
6. Kẹo
Một số dạng kẹo, ví dụ như kẹo dạng siro (có thể có chứa menthol) cũng có thể gây ra kết quả dương tính giả. Một số loại kẹo bạc hà, kẹo cao su, đồ uống năng lượng, protein bars và chocolate dạng lỏng cũng có thể gây ra kết quả dương tính giả khi kiểm tra nông độ cồn
7. Điều kiện làm việc
Nhiều người làm việc trong môi trường phải tiếp xúc nhiều với các chất dễ bay hơi cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra nồng độ cồn. Ví dụ về các chất này bao gồm các loại dung dịch vệ sinh, keo dán, keo dán tiếp xúc, sơn, chất tẩy, sơn phun…Những hợp chất hoá học này đôi khi sẽ ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở. Nếu kết quả kiểm tra biểu hiện dương tính trong lần đầu, hãy đợi 15 phút và kiểm tra lại lần thứ 2 để có kết quả chính xác hơn.
Kết luận
Rất nhiều trường hợp ở trên có thể gây ra hiện tượng dương tính giả khi kiểm tra nồng đồ cồn trong hơi thở. Do vậy, để thực hiện việc kiểm tra nồng độ cồn một cách chính xác và công bằng, không chỉ cần sự phối hợp của bản thân người tham gia giao thông mà cũng cần sự hiểu biết và tạo điều kiện của lực lượng CSGT.