Mực chứa nhiều cholesterol có tốt cho sức khoẻ?

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Mực là một loại hải sản phổ biến trên toàn thế giới bởi mực có giá rẻ và ngon. Mực có thể được nướng, ướp, luộc, om và thậm chí ăn sống như sashimi. Điều này đặt ra câu hỏi những lợi ích và rủi ro sức khỏe nào đi kèm với việc tiêu thụ mực và ăn mực liệu có làm tăng mức cholesterol không? Ăn mực tươi có béo không?

Cùng tìm hiểu với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM nhé!

Mực có phải là thực phẩm tốt cho sức khỏe?

Các sản phẩm động vật là nguyên liệu cung cấp cholesterol chính trong chế độ ăn uống. Không giống như một số sản phẩm động vật khác, mực chứa ít chất béo bão hòa. Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa thường được các chuyên gia y tế cảnh báo đối với những người có cholesterol cao. Khi mực được chế biến, tổng lượng chất béo và cả hàm lượng chất béo bão hòa sẽ tăng lên. Một khẩu phần mực chưa nấu chín chứa khoảng 198mg cholesterol và 13,2 gram protein cùng với 0,3 gram tổng chất béo bão hòa. Nó cũng chứa chất béo lành mạnh: 0,09 gram chất béo không bão hòa đơn và 0,4 gram chất béo không bão hòa đa.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn không nên ăn quá 5-6% tổng lượng calo từ chất béo bão hòa mỗi ngày nếu bạn muốn giảm mức cholesterol “xấu”, được gọi là lipoprotein mật độ thấp. Họ cũng khuyên bạn nên giảm hoặc tránh chất béo chuyển hóa. Các chuyên gia đã xác định rằng chất béo chuyển hóa từ dầu hydro hóa một phần thường không an toàn. Bạn nên tiêu thụ chất béo không bão hòa bao gồm cả chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Những chất béo này có thể giúp tăng mức độ lipoprotein mật độ cao, loại cholesterol “tốt”.

Thực phẩm bổ sung từ mực

Dầu mực cũng có sẵn như một chất bổ sung dinh dưỡng. Dầu mực được cho là bền vững hơn các loại dầu cá vì nó được làm từ phụ phẩm của mực ống và không được nuôi trực tiếp. Trong những năm gần đây, dầu mực đã thu hút được nhiều sự chú ý tích cực của giới truyền thông vì có nhiều axit béo omega-3. Nhiều người bổ sung omega-3 hoặc chuyển sang ăn nhiều thực phẩm có axit béo omega-3 – chẳng hạn như cá hồi – vì những lợi ích tim mạch.

Cách chế biến mực

Dưới đây là một số công thức nấu ăn dành cho mực ống:

    • Mực nướng chanh và ngò tây: Công thức này sử dụng nước cốt chanh và gia vị tươi. Nướng mực chỉ với một chút dầu ô liu sẽ giúp món ăn ngon và ít chất béo bão hòa.
    • Mực nướng không chứa gluten: Những người không dung nạp gluten sẽ thích công thức này. Nướng mực thay vì chiên sẽ giúp an toàn hơn cho tim mạch.
    • Mực chiên giòn: Món thay thế cho mực chiên truyền thống này kết hợp vụn bánh mì để làm lớp vỏ. Sau đó, mực được nướng, đây là một phương pháp chế biến tốt cho sức khỏe hơn là chiên.
    • Mực nướng trong lò: Rang mực và tẩm gia vị với ớt bột hoặc gia vị Trung Đông như za’atar. Mực sẽ nở ra và phồng lên khi nấu, dẫn đến món mực vừa ngon vừa dai.

Làm thế nào để giúp con trẻ có chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp để có cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Hoàng Hà Linh

Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Tổng hợp từ Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY