Người bị bệnh gout nên ăn gì?

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Bệnh gout có nguyên nhân là do thừa acid uric, một sản phẩm phụ thừa của các tế bào chết. Một khi acid uric đã tích tụ trong máu, nó sẽ hình thành các tinh thể có đầu nhọn như kim, đọng lại quanh các khớp và thậm chí là quanh các mô mềm, dẫn đến đau. Cùng tìm hiểu với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM nhé!

Acid uric cũng hình thành từ purine, một hợp chất có trong một số loại thực phẩm, đặc biệt là nội tạng động vật. Thay đổi chế độ ăn đơn thuần sẽ không ngăn chặn được các cơn bệnh gout nhưng bạn vẫn cần tránh các loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của bạn. Thay đổi chế độ ăn không chỉ làm giảm nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của cơn bệnh gout nhưng có thể giúp các tình trạng bệnh khác đi kèm với bệnh gout được cải thiện, ví dụ như béo phì, tăng huyết áp và tiểu đường.

Thực phẩm nên tránh: Đồ uống có đường, đặc biệt là bia

Đồ uống có cồn là loại thực phẩm tệ nhất trong số các loại thực phẩm. Nguyên nhân là vì cồn sẽ làm giảm pH của máu, cũng tức là làm mất cân bằng acid – bazơ của cơ thể, và khiến acid uric hình thành tinh thể. Uống nhiều hơn 2 ly tiêu chuẩn một ngày được cho là sẽ làm tăng nguy cơ bệnh gout. Đồ uống có cồn cũng sẽ gây mất nước, làm hạn chế bài tiết acid uric và làm tăng nguy cơ sỏi thận – một tình trạng rất phổ biến ở người bị bệnh gout. Bia là loại đồ uống dễ gây ra bệnh gout nhất vì men bia rất giàu purine.

Thực phẩm nên tránh: Nội tạng động vật

Với một số người, nội tạng động vật là một món ăn ngon. Nhưng với những người bị bệnh gout, nội tạng động vật lại là một món ăn rất giàu purine. Mặc dù có rất ít nghiên cứu trên phụ nữ, nhưng nghiên cứu trên nam giới ăn nội tạng động vật có chứa hàm lượng purine cao sẽ tăng 40% nguy cơ bệnh gout so với những người ăn ít nội tạng động vật.

Thực phẩm nên tránh: Thịt bò và thịt lợn

Mặc dù nội tạng động vật là những thực phẩm giàu purine nhất nhưng thịt cũng là những thực phẩm có hàm lượng purin ở mức cao. Không nên ăn nhiều hơn 115g-140g thịt nạc hoặc cá mỗi ngày. Một khẩu phần ăn thịt đỏ tiêu chuẩn là 85-115g.

Thực phẩm nên tránh: Thực phẩm có vỏ cứng

Tốt nhất, bạn nên tránh các loại hải sản giàu purine như tôm, tôm hùng và sò. Nam giới ăn nhiều hải sản sẽ có nguy cơ tăng 50% nguy cơ bệnh gout so với những người ăn ít hải sải.

Thực phẩm nên tránh: Các loại cá béo

Các sinh vật có vây như cá cũng nên hạn chế trong chế độ ăn của người bị bệnh gout. Cá cơm, cá trích, cá diêu hồng, cá mòi, cá ngừ là một trong số những loại cá có thể gây ra các cơn đau do gout và nên hạn chế tiêu thụ dưới 115-140g một ngày.

Thực phẩm nên tránh: Soda có đường

Nguy cơ mắc bệnh gout sẽ tăng 74% ở những phụ nữ uống hơn 1 khẩu phần đồ ngọt mỗi ngày, so với những người uống dưới 1 khẩu phần mỗi tháng, theo kết quả của nghiên cứu năm 2010 trên 79.000 người. Soda ăn kiêng không làm tăng nguy cơ bệnh gout. Nước trái cây và các loại trái cây giàu fructose, ví dụ như táo và lê, cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh gout. Trái cây có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhưng nên chọn các loại thực phẩm ít fructose như các loại quả họ dâu và các lại quả cứng như đào và xuân đào.

Nên ăn: Đậu phụ

Với những người không ăn chay và nhớ hương vị của thịt, có thể cân nhắc sử dụng đậu phụ để thay thế. Hoặc bạn cũng có thể bổ sung các loại protein đậu nành thay thế thịt như bánh burger rau, xúc xích từ đậu nành, hạt đậu nành, sữa đậu nành hoặc đậu edamame.

Nên ăn: Nước

Uống ít nhất 12 ly nước mỗi ngày để tăng đào thải acid uric và giảm nguy cơ sỏi thận. Nước là thực phẩm rất quan trọng và không chứa calo và luôn sẵn có ở mọi nơi. Để tăng thêm hương vị cho nước lọc, bạn có thể cho thêm một vài lát chanh và giữ nước lọc trong tủ lạnh.

Nên ăn: Cherry

Các loại quả họ dâu có màu tối có khả năng chống viêm rất tốt và tốt nhất đó chính là cherry. Cũng như việt quất và dâu tây, cherry có chứa anthocyanin một chất chống viêm và tạo màu sắc cho những loại quả này. Bạn có thể ăn 70-140g cherry hoặc các loại quả họ dâu có màu tối một ngày. Bạn cũng có thể uống nước ép cherry hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung có chứa cherry.

Nên ăn: Các loại hạt

Một nắm hạt hạnh nhân hoặc óc chó là một sự thay thế tốt cho thịt dành cho người bệnh gout. Không giống như thịt, các loại hạt này không có chứa purine nhưng vẫn cung cấp cho bạn một lượng protein nhất định. Mặc dù những loại hạt này rất giàu chất béo nhưng đa số là chất béo tốt cho sức khỏe, không bão hòa. Ngoài ra, chất béo và ngũ cốc nguyên hạt còn giúp bạn no lâu hơn và kiểm soát cân nặng.

Nên ăn: Các chế phẩm từ sữa ít béo

Các chế phẩm làm từ sữa gầy hoặc sữa 1% béo, sữa chua ít béo và phô mai ít béo đóng vai trò nhất định trong việc làm giảm nguy cơ bệnh gout. Nghiên cứu năm 2012 chỉ ra rằng tiêu thụ các chế phẩm từ sữa ít béo làm giảm đáng kể lượng acid uric. Nguyên nhân là vì 2 loại protein trong sữa là casein và lactalbumin sẽ làm tăng tiết acid uric trong cơ thể.

Nên ăn: Các loại đậu

Các loại đậu rất giàu purine nhưng lại không làm tăng nguy cơ bệnh gout. Các loại đậu có chứa hàm lượng chất béo thấp và giàu protein, chất xơ nhưng lại không chứa chất béo bão hòa, do đó có thể làm giảm nguy cơ bệnh gout.

Nên ăn: Cà phê

Uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ bệnh gout, theo một nghiên cứu 12 năm tại Canada và Mỹ trên 46.000 nam giới. Trên thực tế, trong thử nghiệm này nam giới càng uống nhiều cà phê, lượng acid uric càng giảm. Những người uống 4-5 cốc cà phê/ngày có lượng acid uric thấp hơn tới 40%.

Nên ăn: Trái cây và rau xanh giàu vitamin C

Đa số trái cây và rau xanh đều chứa hàm lượng purine thấp. Ngoài ra, nam giới bổ sung ít nhất 1500mg vitamin C một ngày sẽ giảm được 45% nguy cơ bệnh gout so với những người bổ sung dưới 250mg vitamin C/ngày. Các thực phẩm giàu vitamin C bao gồm cam, bưởi, bông cải xanh và ớt chuông đỏ. Việc uống một viên vitamin C có thể sẽ dễ dàng hơn với một số người, nhưng bạn nên trao đổi với bác sĩ về liều sử dụng. Quá nhiều vitamin C có thể làm tăng lượng acid uric trong máu thậm chí là gây ra cơn gout cấp.

Nên ăn: Dứa

Dứa có chứa bromelain, một loại enzyme giúp làm giảm viêm và giảm đau. Ăn khoảng 80g dứa mỗi ngày có thể giúp ích khi bạn đang trong cơn gout cấp.

Làm thế nào để có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tốt cho các bệnh mạn tính? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

ThS. Lưu Liên Hương – Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Tổng hợp từ Everyday Health



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY