Người bị HIV/AIDS ăn uống thế nào để không bị sụt cân

09/06/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Những người mắc bệnh này thường phải đương đầu với việc bị suy giảm khả năng miễn dịch và sụt cân nhanh chóng. Do đó, những người này thường sẽ phải ăn nhiều thực phẩm hơn và chọn lựa một số loại thực phẩm bổ dưỡng hơn.

Dinh dưỡng phù hợp là quan trọng với tất cả mọi người, đặc biệt là những người đang mắc HIV/AIDS. Những người mắc bệnh này thường phải đương đầu với việc bị suy giảm khả năng miễn dịch và sụt cân nhanh chóng. Do đó, những người này thường sẽ phải ăn nhiều thực phẩm hơn và chọn lựa một số loại thực phẩm bổ dưỡng hơn.

Người bị HIVAIDS ăn uống thế nào để không bị sụt cân

1. Tại sao người bệnh HIV/AIDS bị sụt cân?

Virus HIV hay còn được biết đến là virus gây suy giảm miễn dịch ở người, loại virus này tấn công vào hệ thống miễn dịch, khiến cho khả năng miễn dịch của người mắc phải bị suy giảm. Nếu người mắc virus HIV không được điều trị, họ sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS – hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do virus HIV gây ra.

Khi mắc HIV, hệ thống miễn dịch phải làm việc chăm chỉ hơn để chống lại các nhiễm trùng, và do đó mà đòi hỏi nhiều năng lượng hơn, nếu người bệnh không ăn đủ, họ sẽ bị sụt cân nhanh chóng.

Khi mắc các bệnh lý nhiễm trùng, sự thèm ăn có thể bị giảm đi và làm cho người mắc bệnh cảm thấy quá mệt mỏi để ăn, không còn hứng thú ăn uống nữa. Lúc này, việc sụt cân cũng có thể xảy ra do các triệu chứng nhiễm khuẩn như buồn nôn, nôn, tiêu chảy và loét miệng khiến người bệnh chán ăn và giảm hấp thu các chất dinh dưỡng.

Đọc thêm tại bài viết: Dinh dưỡng đối với người HIV/AIDS

2. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh HIV/AIDS

Người nhiễm HIV nên ăn gì? Dinh dưỡng cho bệnh nhân đang điều trị HIV

Một chế độ ăn uống tốt sẽ giúp người bệnh HIV/AIDS:

  • Tăng cường sức đề kháng, giảm nhiễm trùng và biến chứng của bệnh
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị
  • Giảm bớt các triệu chứng của bệnh
  • Cải thiện cân nặng và sức khỏe tổng thể của người bệnh

Đọc thêm tại bài viết: HIV và AIDS khác nhau như thế nào? Cách phát hiện sớm HIV

3. Người bệnh HIV/AIDS nên ăn uống như thế nào?

Đầu tiên, phải kể đến việc luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do khả năng miễn dịch suy giảm, người bệnh sẽ dễ mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn hơn. Vì vậy, bên cạnh một chế độ ăn uống bổ dưỡng, người bệnh cần thực hiện các bước đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:

  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi nấu ăn, trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh
  • Luôn giữ khu vực nấu ăn, dụng cụ nấu ăn, dụng cụ ăn uống và khu vực ăn uống sạch sẽ
  • Rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến hoặc trước khi ăn trực tiếp
  • Không ăn những thực phẩm đã hết hạn hay thực phẩm rã đông không đúng cách (rã đông ở nhiệt độ phòng, ngâm vào nước,…)
  • Luôn ăn chín, uống sôi, không ăn gỏi, đồ tái, chín,…

Ăn thịt tái có sao không?

Những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất được khuyến nghị ăn nhiều hơn đối với những người mắc bệnh. Cơ thể cần những chất này để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp tế bào máu khỏe mạnh cũng như cải thiện sức khỏe tổng thể, bao gồm:

  • Trái cây: Các loại trái cây họ cam quýt chứa nhiều vitamin C, hay các loại quả mọng giàu chất chống oxy hóa đều được khuyến nghị.
  • Rau củ: Các loại rau lá xanh giàu vitamin và chất khoáng, hay các loại rau nhiều màu sắc giàu beta-caroten, các loại củ đều có thể thay đổi đa dạng trong chế độ ăn.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt,… là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ và cung cấp nguồn năng lượng tốt, có ích cho hệ tiêu hóa của người bệnh
  • Đạm: nguồn đạm tốt bao gồm sữa tươi, trứng gà, thịt nạc (thịt gà, lợn, bò), cá

Ngoài ra, người bệnh cũng đừng quên uống nhiều nước, nước giúp giảm mệt mỏi, giảm tác dụng phụ của thuốc.

Người bệnh cũng cần ăn nhiều hơn để tránh sụt cân, tuy nhiên, tùy vào thể trạng và giai đoạn bệnh mà lượng ăn sẽ khác nhau, lúc này, người bệnh nên đến gặp chuyên gia về dinh dưỡng để được tư vấn về mức năng lượng nên tiêu thụ trong ngày cho phù hợp.

4. Người bệnh HIV/AIDS nên kiêng ăn gì?

Người nhiễm HIV/AIDS nên tránh tiêu thụ những thực phẩm sau:

  • Muối: muối gây tích nước, tăng gánh nặng cho thận và suy giảm khả năng miễn dịch, do đó người bệnh nên hạn chế thêm muối vào các món ăn hàng ngày.
  • Đường: quá nhiều đường gây tăng phản ứng viêm trong cơ thể, tăng chỉ số đường huyết cũng khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi.
  • Chất béo không lành mạnh: ví dụ da gia cầm, nội tạng động vật, thực phẩm chiên rán,… đều chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, không tốt cho sức khỏe hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể của người bệnh.
  • Chất kích thích: như rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiện,… khiến hệ miễn dịch suy yếu và tăng nguy cơ làm bệnh nặng hơn, cũng như làm giảm tác dụng của thuốc điều trị.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY