Nguyên nhân gây sụt cân không kiểm soát

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Mặc dù việc sụt cân có thể khiến nhiều người cảm thấy vui, tuy nhiên, nếu bạn sụt cân mà không có chủ ý thì bạn cần tìm được nguyên nhân khiến bạn bị sụt cân. Mất 5% trọng lượng cơ thể trong khoảng thời gian 6 tháng mà không phải do chủ ý có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, như: bệnh lý tuyến giáp, nhiễm trùng, ung thư.

Not Losing Weight? Experts Share 13 Possible Reasons Why

Sụt cân không chủ ý: Định nghĩa

Sụt cân không chủ ý được định nghĩa là sự sụt cân ít nhất là 5% trọng lượng cơ thể trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng mà không có ý định giảm cân (chẳng hạn như thay đổi có ý thức về lượng calo bạn tiêu thụ hoặc bắt đầu một chương trình tập luyện). Sụt cân có thể xảy ra do bạn ăn ít hơn, hoặc do cơ thể bạn thay đổi cách sử dụng các chất dinh dưỡng, hoặc do sự thay đổi trong quá trình trao đổi chất, hoặc do hoặc sự phát triển của khối u.

Chẳng hạn như: một người đàn ông 90kg mất 5kg hoặc một người phụ nữ 50kg giảm 3kg mà không cần bất cứ một nỗ lực nào.

Khi nào cần phải đi khám

Nếu bạn đang sụt nhiều cân,  thì nên đi gặp bác sỹ, ngay cả khi bạn cho rằng mình biết nguyên nhân gây sụt cân của mình. Nhiều vấn đề sức khỏe có thể dẫn đến sụt cân không chủ ý là rất khó chẩn đoán trong giai đoạn đầu, và đôi khi một số xét nghiệm máu hoặc chẩn đoán hình ảnh là cần thiết để xác định nguyên nhân.

Nguyên nhân

Có nhiều lý do để sụt cân không chủ ý. Ở người lớn tuổi (trên 65 tuổi) nguyên nhân phổ biến nhất là ung thư, tiếp theo là các bệnh về tiêu hóa và tâm thần. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến sụt cân:

  • Bệnh nội tiết: Các tình trạng như cường giáp, suy giáp, tiểu đường và bệnh Addison.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng là những nguyên nhân phổ biến, bao gồm cả các tình trạng nhiễm trùng như HIV / AIDS, lao và viêm nội tâm mạc (nhiễm trùng van tim).
  • Ung thư: Sụt cân có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư liên quan đến máu như bạch cầu và u lympho, hoặc cũng có thể là ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư buồng trứng và ung thư tuyến tụy. Sụt cân cũng có thể xảy ra khi một khối u giai đoạn sớm (như ung thư vú) tái phát. Khoảng 40% những người được chẩn đoán mắc  ung thư đã từng sụt cân tại thời điểm chẩn đoán.
  • Các vấn đề về đường ruột: chẳng hạn như bệnh loét dạ dày tá tràng, bệnh loét dạ dày, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và viêm tụy.
  • Suy tim
  • Suy thận
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): bao gồm các tình trạng như khí phế thũng, giãn phế quản và viêm phế quản mãn tính.
  • Vấn đề răng miệng: Chẳng hạn như bệnh nướu răng, sâu răng, lở loét miệng hoặc niềng răng.
  • Hút thuốc
  • Rối loạn ăn uống: Cả chán ăn tâm thần và chán ăn bệnh lý đều có thể gây sụt cân, và những người đang mắc phải các bệnh này có thể không thừa nhận việc sụt cân của mình.
  • Dinh dưỡng kém: Do sai lầm trong sự lựa chọn thực phẩm, hoặc nghèo đói
  • Vấn đề tâm lý: Chẳng hạn như trầm cảm và lo âu.
  • Thuốc: Gần như bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây sụt cân. Thuốc có thể gây sụt cân trực tiếp hoặc gây buồn nôn, chán ăn dẫn đến sụt cân.
  • Vấn đề thần kinh: Chẳng hạn như bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer.

Xét nghiệm

Để  đưa ra chỉ định xét nghiệm bác sỹ sẽ phải xem xét đến nhiều yếu tố, bao gồm các triệu chứng bạn đang gặp phải, chế độ dinh dưỡng hoặc lối sống của bạn.

Các xét nghiệm thường được thực hiện bao gồm:

  • Công thức máu: có thể cho biết tình trạng nhiễm trùng, thiếu máu (có thể do nhiều bệnh gây ra và có thể dẫn đến giảm cân không chủ ý).
  • Hormone tuyến giáp
  • Xét nghiệm chức năng gan
  • Xét nghiệm chức năng thận
  • Xét nghiệm đường trong máu (glucose)
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm viêm: Các xét nghiệm không đặc hiệu có thể bao gồm tốc độ máu lắng và / hoặc protein phản ứng C.
  • Chất điện giải: Natri, kali, canxi
  • Các thủ thuật nội soi như nội soi dạ dày tá tràng hoặc nội soi đại tràng có thể cung cấp thông tin về bệnh đường tiêu hóa.
  • Siêu âm tim: Siêu âm tim có thể rất hữu ích trong việc chẩn đoán nhiều bệnh, bao gồm nhiễm trùng hiện diện trên van tim (viêm nội  tâm mạc nhiễm khuẩn).

Chẩn đoán hình ảnh

Các chẩn đoán hình ảnh có thể hữu ích bao gồm:

  • Chụp CT ngực hoặc bụng
  • MRI
  • Chụp PET: Chụp PET để phát hiện di căn ung thư.

Những câu hỏi có thể bác sỹ muốn biết

  • Lần đầu tiên bạn nhận thấy rằng bạn đang giảm cân là khi nào?
  • Bạn đã giảm cân nhanh đến mức nào?
  • Bạn đã thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống hoặc lịch tập thể dục?
  • Bạn đã bao giờ  giảm cân như thế này chưa?
  • Giảm cân gây khó chịu cho bạn như thế nào?
  • Bạn có bất kỳ triệu chứng nào khác như đánh trống ngực, khó thở, vàng da, ho dai dẳng, khàn giọng, khát nước hoặc nhạy cảm với cảm lạnh hoặc nóng?
  • Bạn mô tả tình hình sức khỏe của mình như thế nào so với một năm trước?
  • Bạn có bị buồn nôn hay nôn không? Bạn đã bao giờ làm cho mình nôn mửa?
  • Bạn đã bị táo bón hay tiêu chảy chưa?
  • Gần đây bạn có cảm thấy chán nản hay căng thẳng không?
  • Bạn có bất kỳ vấn đề về răng nào gây khó khăn cho việc ăn uống không?
  • Có bệnh nào di truyền trong gia đình bạn không?

Điều trị

Việc điều trị sụt cân không chủ ý sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân nên cần được khám toàn diện, ngoài các xét nghiệm cần thiết khác. Một số nguyên nhân của việc sụt cân không chủ ý là khá phổ biến và điều này có thể yêu cầu một số lần khám để xác định nguyên nhân.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Verywellhealth



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY