Trong hai năm diễn ra đại dịch COVID-19, các chuyên gia liên tục tìm hiểu về tác động đầy đủ của loại virus này và khả năng gây ra các tac động lâu dài. Trong đó, các nghiên cứu đã ghi nhận rằng virus SARS-CoV-2 có liên quan đến những trường hợp mắc đái tháo đường mới, và virus SARS-CoV-2 gây ra tình trạng tăng đường huyết cấp tính. Các thống kê cho thấy: 13% bệnh nhân nhập viện với COVID-19 đã phát hiện bệnh đái tháo đường. Khoảng 40% những bệnh nhân không còn những triệu chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường.
Tuy nhiên, một nghiên cứu trong năm 2021 phát hiện ra khoảng 50% những người được chẩn đoán đái tháo đường sau khi nhiễm COVID-19 có mức đường huyết trở lại bình thường hoặc được phân loại là tiền đái tháo đường. Chỉ 8% bệnh nhân vẫn yêu cầu sử dụng insulin để kiểm soát đường huyết trong một năm sau khi nhập viện.
Điều này nói lên rằng, nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường sau khi nhiễm COVID-19, thì có khả năng đây là một tình trạng tạm thời. Tuy nhiên, để đánh giá đúng tình trạng sức khỏe sau khi nhiễm COVID-19 bạn nên đi khám và nhận được sự tư vấn của các nhân viên y tế.
Tại sao COVID-19 có thể gây ra bệnh đái tháo đường?
Nhiễm COVID-19 có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường bằng cách do hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng sau khi bệnh thuyên giảm, có thể gây rối loạn chức năng tế bào beta tuyến tụy và kháng insulin, hoặc bệnh nhân có thể có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường do béo phì hoặc tiền đái tháo đường và stress COVID. Nguy cơ lượng đường trong máu cao bất thường ở những người có COVID-19 có thể xảy ra liên tục, tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ như tổn thương tế bào beta, phản ứng viêm quá mức và những thay đổi về tăng cân liên quan đến đại dịch và giảm hoạt động thể chất.
Đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế gây ra bệnh đái tháo đường của virus SARS-CoV 2, và các nhà khoa học đã chỉ ra rằng SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm sang các tế bào beta của tuyến tụy, dẫn đến giảm tổng hợp và bài tiết insulin, tương tự như tình trạng ở người bị đái tháo đường type 1. Tuy nhiên cũng có một số bệnh nhân cần một lượng lớn insulin, điều này cho thấy tình trạng kháng insulin nghiêm trọng, tương tự như bệnh đái tháo đường type 2.
Ngoài ra, lối sống ít vận động do cách ly và giãn cách xã hội gây ra cũng có thể đóng một vai trò nhất định. Điều này có thể giải thích tại sao tình trạng tăng đường huyết và kháng insulin đã được báo cáo ở những bệnh nhân COVID-19 không có tiền sử bệnh đái tháo đường.
Các dấu hiệu của bệnh đái tháo đường sau khi nhiễm COVID-19
Mặc dù bệnh đái tháo đường type 2 xuất hiện ở đại đa số những người nhiễm COVID- 19 thể nhẹ. Nhưng các chuyên gia cho biết các dấu hiệu ban đầu phổ biến của bệnh đái tháo đường bao gồm tăng cảm giác khát, tăng cảm giác đói, đi tiểu thường xuyên, giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi và mờ mắt.
Nếu bạn bị COVID-19 và gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bạn nên đi khám tầm soát đái tháo đường-đặc biệt nếu bạn có các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường.
Nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra mối liên hệ chặt chẽ giữa COVID-19 và sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng bệnh đái tháo đường có thể là một trong những hệ quả của hậu COVID. Mặc dù cần phải nghiên cứu thêm để hiểu mối liên quan, tuy nhiên các chuyên gia tin rằng COVID-19 có thể làm hỏng các tế bào tuyến tụy và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất insulin.
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
BS. Tùng Duy
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM