Những câu hỏi thường gặp về dinh dưỡng và bệnh ung thư (phần 3)

04/10/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Không ít người thắc mắc ăn uống hàng ngày có mối liên quan thế nào với bệnh ung thư. Trong bài viết này sẽ tổng hợp một số câu hỏi thường gặp và giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng PGs.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh, hy vọng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn mối liên quan giữa dinh dưỡng và ung thư.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đúng cách

Thuốc bảo vệ thực vật có gây ung thư?

Thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thể gây độc khi sử dụng không đúng cách trong môi trường công nghiệp, nông nghiệp hoặc các môi trường làm việc khác. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) phân loại 3 loại thuốc diệt cỏ nông nghiệp phổ biến (glyphosate, malathion và diazinon) là chất có khả năng gây ung thư ở người. Cả 3 đều có liên quan đến nguy cơ mắc u lympho không Hodgkin cao hơn. Ngoài ra, malathion có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn và diazinon có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn.

Hiện nay, nhiều bằng chứng khoa học ủng hộ lợi ích sức khỏe tổng thể và tác dụng bảo vệ ung thư của việc ăn rau và trái cây, bất kể chúng được trồng theo phương pháp hữu cơ hay thông thường. Rửa sạch sản phẩm được trồng theo phương pháp thông thường có thể loại bỏ một số dư lượng thuốc trừ sâu và cũng rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn

Tham khảo thêm: Rau, quả tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, rửa thế nào cho đúng? | VIAM (vienyhocungdung.vn)

Đậu tương và chế phẩm làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Đà tăng của giá đậu tương có thể bị hạn chế do áp lực bán kĩ thuật ở vùng 1450

Giống như các loại đậu hoặc cây họ đậu khác, đậu nành và thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành là nguồn cung cấp protein tuyệt vời, vì vậy chúng là lựa chọn thay thế lành mạnh hơn cho thịt. Đậu nành chứa một số thành phần thực phẩm có hoạt tính sinh học, bao gồm isoflavone, có cấu trúc tương tự như estrogen và có thể liên kết với các thụ thể estrogen trên tế bào. Tác dụng của sự liên kết này có thể khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng, mô cơ thể cụ thể và lượng tiêu thụ.

Có một số bằng chứng từ các nghiên cứu trên người và trong phòng thí nghiệm cho thấy việc tiêu thụ các loại thực phẩm đậu nành truyền thống như đậu phụ có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt, nhưng nhìn chung, bằng chứng còn quá hạn chế để đưa ra kết luận chắc chắn. Nhiều nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ như vậy đã xem xét các quần thể người châu Á tiêu thụ nhiều thực phẩm đậu nành trong suốt cuộc đời và mối liên quan của chúng với việc tiêu thụ đậu nành ở mức độ thấp hơn và trong thời gian ngắn hơn ở các quần thể người phương Tây vẫn chưa chắc chắn.

Không có dữ liệu nào hỗ trợ việc sử dụng các chất bổ sung có chứa phytochemical đậu nành hoặc bột protein đậu nành được sử dụng trong một số sản phẩm thực phẩm để giảm nguy cơ ung thư. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng nguy cơ mắc ung thư vú loại âm tính với thụ thể estrogen (ER) tăng lên ở những người sử dụng đậu nành. Do đó, mặc dù đậu nành là thực phẩm có vẻ an toàn và nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng vẫn nên thận trọng khi sử dụng thực phẩm bổ sung đậu nành trong trường hợp ung thư vú.

Người bệnh ung thư nên kiêng hoàn toàn thịt đỏ

Nhiều người có quan niệm rằng: Việc kiêng hoàn toàn thịt đỏ (thịt gia súc 4 chân như trâu, chó, heo, bò…) sẽ giảm cung cấp các chất bổ (chứa vitamin B12, sắt) cho khối u nhân lên và phát triển. Sự thật là vitamin B12 hay sắt không chỉ có trong thịt đỏ mà còn trong đạm động vật khác. Kiêng khem các thực phẩm này có thể gây ra thiếu đạm, cản trở quá trình lành vết thương, giảm khả năng phòng ngừa nhiễm trùng và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Người bệnh ung thư không nên tuyệt đối bỏ thịt đỏ mà vẫn có thể ăn thịt đỏ với lượng khoảng 0,5 kg mỗi tuần, hạn chế thịt chế biến sẵn, ướp lạnh, ướp muối; để đỡ lo lắng bạn có thể ăn giảm thịt đỏ và thay thế bằng nguồn thực phẩm cung cấp đạm khác như trứng, sữa, đậu…

Tham khảo thêm: Cả thịt đỏ và thịt trắng đều làm tăng mức cholesterol máu – Viam Clinic

Ăn chay hoàn toàn làm giảm nguy cơ ung thư?

Top 30 nhà hàng buffet chay nổi tiếng tại TPHCM

Chế độ ăn chay có nhiều ưu điểm: ít chất béo bão hòa, nhiều chất xơ, vitamin và các hoạt tính sinh học khác, không bao gồm thịt đỏ và thịt chế biến. Do đó, chế độ ăn chay có thể hữu ích trong việc giảm nguy cơ ung thư.

Một số nghiên cứu cho thấy người ăn thuần chay có nguy cơ ung thư nói chung thấp hơn so với những người ăn thịt. Ngoài ra chế độ ăn chay có thể hữu ích trong một số bệnh mạn tính không lấy như tăng huyết áp, gút, mỡ máu cao, tiểu đường…Tuy nhiên các bằng chứng nghiên cứu còn hạn chế, trường phái ủng hộ ăn chay chủ yếu là dưa vào yếu tố tôn giáo và bảo vệ môi trường.

Những người ăn thuần chay dễ bị thiếu một số vi chất dinh dưỡng như vitamin B12, kẽm, sắt và can xi; do vậy họ cần được bổ sung thêm các vi chất này, đặc biệt là đối với trẻ em và phụ nữ tiền mãn kinh.

Có nên tẩm bổ cho người bệnh ung thư?

Nhiều người cho rằng chỉ nên bồi dưỡng người bệnh ung thư trong giai đoạn xạ trị, truyền hóa chất, sau đó chỉ nên ăn gạo lức, muối vừng để cơ thể gầy yếu, không nuôi dưỡng khối u, nhằm làm khối u teo dần. Đây là quan niệm sai lầm có ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị, làm giảm thời gian sống của người bệnh, tăng tỉ lệ biến chứng, nhiễm trùng và tử vong.

Các thông tin y tế chính thống đều khuyên rằng người ung thư cần ăn chế độ đầy đủ dưỡng chất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho quá trình điều trị và phục hồi nhanh. Do vậy quan điểm không nên tẩm bổ cho người bệnh ung thư là quan niệm sai lầm.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh 



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY