Biếng ăn/Chán ăn là một triệu chứng phổ biến ở trẻ em và thường liên quan đến bệnh cấp tính. Tuy nhiên đôi khi nguyên nhân xuất phát từ những lý do khác. Sự thèm ăn của trẻ có thể thay đổi theo từng ngày, từng tháng và tùy thuộc vào tốc độ phát triển của trẻ. Có một nguyên tắc chung là trẻ ăn khi đói. Đôi khi các bậc cha mẹ sẽ cảm thấy lo lắng khi thấy trẻ ăn ít hơn bình thường, có vẻ như chán ăn.
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM sẽ chia sẻ với bạn các dấu hiệu biếng ăn ở trẻ, nguyên nhân, cách điều trị và nhiều thông tin khác liên quan đến câu chuyện biếng ăn ở trẻ.
Contents
- 1 Dấu hiệu khi trẻ biếng ăn
- 2 Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
- 2.1 Mọc răng
- 2.2 Đau họng
- 2.3 Thời tiết quá nóng
- 2.4 Loại thức ăn
- 2.5 Trẻ đang trong giai đoạn bắt đầu chuyển sang ăn dặm
- 2.6 Nhiễm giun sán
- 2.7 Sức khỏe kém
- 2.8 Trẻ uống quá nhiều nước và nước hoa quả
- 2.9 Không dung nạp thực phẩm
- 2.10 Tiêm phòng
- 2.11 Táo bón
- 2.12 Thiếu máu
- 2.13 Trẻ đang trong trạng thái căng thẳng, kích thích
- 3 Khi nào bạn nên đưa trẻ đi khám?
- 4 Bạn có thể làm gì để cải thiện tình trạng biếng ăn của con?
- 5 Làm thế nào để tăng cảm giác thèm ăn của trẻ?
Dấu hiệu khi trẻ biếng ăn
Chán ăn có thể do bất kỳ lý do nào. Nếu nguyên nhân đến từ bệnh tật thì việc thay đổi hành vi là dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất ở trẻ . Trẻ biếng ăn có thể có các dấu hiệu sau:
- Kích thích, hay quấy khóc
- Hay nôn
- Ho
- Chảy nước dãi
- Không còn tỏ ra hào hứng với những món.
Biếng ăn có thể là một vấn đề đáng lo ngại nếu bạn không biết nguyên nhân. Vì vậy, điều quan trọng là phải biết tại sao con bạn biếng ăn.
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
BIếng ăn tạm thời ở một đứa trẻ khỏe mạnh, vui vẻ và đang phát triển tốt được coi là bình thường. Đôi khi, việc trẻ biếng ăn có thể xảy ra trong một số quá trình phát triển và không nhất thiết là do một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn hoặc thay đổi tâm trạng cảm xúc của trẻ. Một số thay đổi trong quá trình phát triển của trẻ có thể gây ra sự biếng ăn:
Các giai đoạn phát triển khác nhau:
Tốc độ phát triển của bé sẽ tăng nhanh trong 6 tháng đầu, bắt đầu chậm lại trong giai đoạn từ 6 đến 12 tháng và giảm thêm trong khoảng 12 đến 18 tháng. Vì vậy, việc một em bé 16 tháng ăn ít hơn những gì bé đã từng ăn lúc 12 tháng là điều dễ hiểu và không quá đáng ngại. Sự sụt giảm lượng thức ăn này có thể do một lý do đơn giản là em bé không cần quá nhiều calo như trong giai đoạn dưới 1 tuổi
Mọc răng
Biếng ăn tạm thời thường gặp ở trẻ đang mọc răng và thường sẽ hết sau hai tuần. Bé có thể ăn ít hơn do đau vì nứt lợi để răng có thể mọc lên. Sự khó chịu tăng lên khi chúng ăn hay bú. Việc mọc răng thậm chí còn khiến nướu bị viêm, dẫn đến tình trạng răng siêu nhạy cảm. Ngay cả những va chạm nhẹ nhất cũng có thể gây đau. Nếu trẻ không chịu ăn vì đau có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bạn có thể thay thế bổ sung bằng cách cho trẻ uống sữa và ăn các thức ăn lỏng hay cho trẻ ăn những món ăn vặt yêu thích của trẻ để đảm bảo dinh dưỡng cho con trong những ngày nay. Một vài miếng trái cây ướp lạnh và đá lạnh có thể hữu ích khi trẻ mọc răng. Nếu trẻ đã đủ lớn để ăn thức ăn đặc, bạn có thể cho trẻ ăn sữa chua. Nếu tình trạng biếng ăn của trẻ không thay đổi sau hai tuần, thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Đau họng
Đau họng do liên cầu khuẩn hoặc nhiễm virus cũng có thể là một trong những lý do khiến trẻ chán ăn. Đau họng có thể gây khó khăn khi nuốt. Nếu trẻ có kèm theo sốt và sưng hạch, bạn nên ngay lập tức tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ để điều trị cho trẻ.
Thời tiết quá nóng
Nắng nóng có thể khiến trẻ ra nhiều mồ hôi và quấy khóc làm trẻ khó ăn và ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ. Đây là một vấn đề phổ biến trong thời tiết nóng bức, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để khắc phục:
Hạ nhiệt. Bé có thể không muốn ăn khi quá nóng và khó chịu. Vì vậy, bạn có thể thực hiện các bước sau để hạ nhiệt cho trẻ:
- Cho bé mặc quần áo cotton nhẹ và tã vải không dính vào cơ thể.
- Cho trẻ ở trong phòng thoáng đãng, râm mát.
- Tắm nước ấm cho trẻ.
- Lau mát cho bé bằng khăn ướt.
- Thay đổi menu: Bé có thể thấy các bữa ăn thường ngày nặng nề và khó chịu vì nóng. Vậy nên bạn có thể cho trẻ ăn những món ăn dễ tiêu hơn.
Trong thời tiết nắng nóng, bé sẽ không sử dụng năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể (không giống như mùa đông, cơ thể bé có thể đốt cháy calo để giữ ấm khi trời lạnh) và có thể không ăn nhiều như trước để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Vậy nên trẻ nên bạn cần cho trẻ hoạt động bằng cách chơi các trò chơi và hoạt động trong nhà. Điều này có thể giúp trẻ hào hứng ăn uống, tăng cảm giác thèm ăn. Trong những ngày hè nóng bức hãy luôn đảm bảo cho trẻ được mát mẻ và cung cấp đủ nước cho con. Nếu những triệu chứng biếng ăn của trẻ không được cải thiện khi bạn đã áp dụng các thay đổi trên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa ngay lập tức.
Loại thức ăn
Một số loại thức ăn mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và khiến trẻ đầy bụng, khiến trẻ từ chối thức ăn ngay cả khi đã ăn từ khá lâu. Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, là một trong những loại thực phẩm gây cảm giác no lâu và có thể khiến trẻ biếng ăn nhất thời.
Trẻ đang trong giai đoạn bắt đầu chuyển sang ăn dặm
6 tháng đầu trẻ chỉ bú sữa. Khi bạn cho trẻ ăn thức ăn đặc, cơ thể chúng sẽ mất thời gian để thích nghi. Quá trình tiêu hóa sẽ mất nhiều thời gian hơn và có thể khiến trẻ ăn ít hơn. Để tránh điều đó, bạn nên tập cho trẻ ăn với số lượng ít để trẻ tập làm quen dần.
Nhiễm giun sán
Một nguyên nhân phổ biến khác khiến trẻ ăn không ngon miệng là do nhiễm giun. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có thể có nhiều nguy cơ nhiễm ký sinh trùng đường ruột và giun. Sự xâm nhập của giun có thể gây nôn trớ, tiêu chảy và chán ăn. Cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ khi con gặp phải vấn đề này
Sức khỏe kém
Nếu trẻ bị ốm như bị sốt, cảm lạnh, ho, hoặc đau bụng, trẻ sẽ chán ăn. Cảm giác thèm ăn của trẻ sẽ trở lại sau đó sau khi khỏi bệnh. Mắc các bệnh nhiễm trùng cũng có thể khiến biếng ăn. Các tình trạng như viêm tai giữa, viêm phế quản và cúm có thể khiến trẻ biếng ăn. Bạn nên cho con đi khám để điều trị các vấn đề sức khỏe này. Ngoài ra, hãy tiêm phòng vaccine đầy đủ cho trẻ.
Trẻ uống quá nhiều nước và nước hoa quả
Uống quá nhiều chất lỏng như nước trái cây và nước lọc có thể là một lý do khác khiến trẻ biếng ăn. Một khi dạ dày nhỏ đã chứa đầy sữa công thức hoặc sữa mẹ, chúng sẽ không cần thêm nước. Việc cho uống quá nhiều nước cũng sẽ cản trở chúng hấp thụ chất dinh dưỡng trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nó làm cho trẻ cảm thấy no và có thể giảm cảm giác thèm ăn.
Không dung nạp thực phẩm
Tình trạng không dung nạp một số thực phẩm, chẳng hạn như trứng, sữa, đậu nành và đậu phộng, có thể gây ra các triệu chứng như ngứa, đầy bụng, tiêu chảy và ăn không ngon miệng ở trẻ. Bạn nên xác định các loại thực phẩm mà bé bị dị ứng và tránh chúng.
Tiêm phòng
Một số mũi tiêm vaccine sẽ khiến trẻ bị sốt. Việc sốt, cùng với cảm giác đau chỗ tiêm, có thể khiến bé biếng ăn.
Táo bón
Nếu trẻ bị táo bón, trẻ có thể không cảm thấy đói. Bạn cần cung cấp cho trẻ một chế độ ăn uống giàu chất xơ để giúp trẻ đi tiêu dễ dàng hơn.
Thiếu máu
Nếu trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt, chúng có thể chán ăn. Trẻ bị thiếu máu thường hay tỏ ra mệt mỏi xanh xao. Cha mẹ nên cho trẻ đi khám và điều trị kịp thời vì nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ngoài ra bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt cho trẻ.
Trẻ đang trong trạng thái căng thẳng, kích thích
Nó cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây chán ăn ở những bé có xu hướng chơi quá nhiều và chán ăn. Hãy quy định giờ chơi của bé để tránh điều đó.
Khi nào bạn nên đưa trẻ đi khám?
Hầu hết các nguyên nhân gây biếng ăn là vô hại. Tuy nhiên, có một số trường hợp cần được can thiệp y tế kịp thời, bạn nên đưa bé tới Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được tư vấn:
- Tình trạng biếng ăn của trẻ kéo dài và không cải thiện
- Bạn cần xem xét tình trạng ăn uống của trẻ. Đừng lo lắng nếu chúng không ăn trong hai ngày. Nhưng nếu nó tiếp tục trong một tuần hoặc hơn, thì hãy đưa trẻ đến bác sĩ
- Chán ăn kèm theo phát ban, sốt hoặc thay đổi màu sắc phân cần được bác sĩ kiểm tra sớm
- Giảm cân liên tục
- Trẻ không tăng cân trong sáu tháng
- Trẻ bị nôn trớ một số loại thức ăn
Bạn có thể làm gì để cải thiện tình trạng biếng ăn của con?
Khi trẻ ăn ít hơn bình thường, hãy để ý thói quen ăn uống của trẻ. Thông thường, trẻ sơ sinh có xu hướng thèm ăn trở lại và ăn uống trở lại một cách tự nhiên. Đây là những gì bạn có thể làm để hỗ trợ điều đó:
- Cho bé ăn những thức ăn phù hợp với lứa tuổi
- Cung cấp cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh và duy trì khoảng cách thích hợp giữa các bữa ăn.
Làm thế nào để tăng cảm giác thèm ăn của trẻ?
Đây là một số cách bạn có thể khuyến khích trẻ ăn và duy trì cảm giác thèm ăn:
- Bổ sung kẽm cho trẻ: Kẽm giúp sản xuất axit clohydric, hỗ trợ tiêu hóa tốt. Lượng kẽm trong cơ thể bé thấp có thể khiến bé biếng ăn. Bạn có thể bổ sung kẽm bằng cách cho con ăn thịt gà, hạt bí ngô và hạt điều.
- Điều chỉnh khoảng cách thích hợp giữa các bữa ăn: Trẻ sơ sinh có thể mất ba đến bốn giờ để tiêu hóa bữa ăn của mình. Nếu bạn không duy trì khoảng cách giữa các bữa và cho chúng ăn liên tục có thể khiến trẻ biếng ăn.
- Thực phẩm tăng cảm giác thèm ăn ở trẻ sơ sinh: Một số loại thực phẩm có thể làm tăng cảm giác thèm ăn của trẻ. Tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa và dinh dưỡng trước khi bổ sung cho trẻ bất kì thực phẩm nào sau đây:
- Húng quế: Việc sử dụng húng quế để điều trị các vấn đề liên quan đến sự thèm ăn có từ thời cổ đại. Bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn rau húng quế khi trẻ được tám tháng tuổi. Nó làm tăng khả năng tiêu hóa và cải thiện sự thèm ăn.
- Quế: Quế chứa hydroxy chalcone, được coi là chất giúp tăng cảm giác thèm ăn. Việc sử dụng hai loại quế trong việc điều trị chứng chán ăn ở người lớn đã được công nhận. Tuy nhiên, tính an toàn và hiệu quả của việc sử dụng nó ở trẻ sơ sinh vẫn đang được nghiên cứu. Bạn có thể cho trẻ dùng khi trẻ được khoảng bảy đến tám tháng tuổi nhưng hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa. Bạn có thể thêm bột quế vào bất kỳ món nghiền, cháo hoặc sinh tố nào, món tráng miệng, bánh mì và bánh ngọt.
- Gừng: Một nghiên cứu cho thấy gừng có thể hoạt động như một chất kích thích sự thèm ăn. Có nhiều nghiên cứu khác chỉ ra tiềm năng của gừng như một chất tăng cảm giác thèm ăn.
- Cây bạc hà: Bạc hà không chỉ mang lại hương vị sảng khoái mà còn được cho là giúp điều chỉnh sự thèm ăn. Bạc hà ban đầu ngăn chặn sự thèm ăn, nhưng sau một thời gian, gây ra cảm giác đói. Bạn có thể thêm một ít vào bữa ăn của bé.
- Đậu phộng: Đậu phộng chứa một lượng kẽm cao, do đó được cho là có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa hợp lý và cải thiện sự thèm ăn. Tuy nhiên, các nghiên cứu lâm sàng để chứng minh mối liên quan này còn hạn chế. Hơn nữa, một số bé có thể bị dị ứng với đậu phộng. Vì vậy, hãy sử dụng chúng một cách thận trọng. Bạn có thể cho một ít đậu phộng rang, phết bơ đậu phộng lên bánh mì hoặc thêm vào sữa lắc cho trẻ.
Tình trạng biếng ăn tạm thời là bình thường ở trẻ, miễn là trẻ vẫn khỏe mạnh, vui vẻ và phát triển tốt. Nếu không, bạn cần cho trẻ đi khám tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để phát hiện các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bé để điều trị.
Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.
BS. Nguyễn Hoài Thu
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Verywell Family