Những điều cần biết về chế độ ăn FODMAP

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Chế độ ăn này được thiết kế cho những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) và/hoặc chứng loạn khuẩn ruột non (SIBO) giúp họ xác định được những thực phẩm gây ra vấn đề cho họ và những thực phẩm nào giúp hạn chế các triệu chứng.

Low FODMAP Diet | Rory Hornstein RD | Registered Dietitian

FODMAP là một chế độ ăn tạm thời và rất giới hạn. Một điều nên làm là luôn tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu một chế độ ăn mới, đặc biệt với những chế độ ăn như FODMAP vì chế độ này loại bỏ rất nhiều loại thực phẩm – đây không phải một chế độ ăn lâu dài.

Chế độ ăn FODMAP là gì?

FODMAP là tên viết tắt của các loại carbohydrate (đường) lên men có cấu trúc mạch ngắn mà ruột non khó hấp thụ. Nhiều người gặp vấn đề về tiêu hóa sau khi ăn thực phẩm có chứa những loại đường này. Các triệu chứng bao gồm:

    • Đau bụng
    • Tiêu chảy
    • Táo bón
    • Chướng bụng
    • Đầy hơi.

Thực hiện chế độ ăn FODMAP như thế nào?

Chế độ ăn hạn chế FODMAP là một chế độ ăn gồm 3 bước loại bỏ:

    • Đầu tiên: Ngừng ăn một số loại thực phẩm nhất định (thực phẩm nhiều FODMAP)
    • Sau đó: Dần dần ăn lại từng loại để xác định loại thực phẩm gây ra các vấn đề về tiêu hóa
    • Sau khi đã xác định được loại thực phẩm gây ra vấn đề thì có thể tránh hoàn toàn hoặc hạn chế các loại thực phẩm đó trong chế độ ăn thông thường của mình.

Có thể ăn gì trong chế độ ăn FODMAP?

Những loại thực phẩm gây ra các vấn đề về tiêu hóa có thể khác nhau ở những người khác nhau.

Để giảm nhẹ các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và chứng loạn khuẩn ruột non cần tránh các loại thực phẩm có hàm lượng FODMAP cao, bao gồm:

    • Sữa động vật và các chế phẩm từ sữa như sữa chua và kem
    • Những sản phẩm từ lúa mỳ như ngũ cốc, bánh mỳ và bánh quy
    • Các loại đậu đỗ và đậu lăng
    • Một vài loại rau như atiso, măng tây, hành và tỏi
    • Một vài loại hoa quả như táo, cherry, lê và đào.

Thay vào đó, có thể ăn các loại thực phẩm như:

    • Trứng và thịt
    • Một vài loại phô mai như brie, cheddar, và feta
    • Sữa hạnh nhân
    • Các loại ngũ cốc như gạo, diêm mạch và yến mạch
    • Các loại rau như cà tím, khoai tây, cà chua, dưa chuột và bí ngòi (zucchini)
    • Các loại hoa quả như nho, cam, dâu tây, việt quất và dứa.

Những ai nên thử chế độ này?

Chế độ ăn hạn chế FODMAP là một phần của liệu pháp điều trị cho những người bị hội chứng ruột kích thích và loạn khuẩn ruột non. Chế độ ăn này đã được cho thấy giúp cải thiện các triệu chứng ở 86% những người bị hội chứng ruột kích thích.

Do chế độ ăn có thể này rất giới hạn và có thể khó để làm theo, đặc biệt là trong giai đoạn đầu, vì vậy nên trao đổi với bác sỹ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để có thể thực hiện theo chế độ ăn này một cách đúng đắn mà vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Những người bị nhẹ cân không nên tự ý làm theo phương pháp này. Bên cạnh đó, chế độ ăn này cũng không dành cho những người muốn giảm cân mặc dù giảm cân có thể cũng là một “phản ứng phụ” do chế độ ăn này loại bỏ nhiều loại thực phẩm. Với những người đã bị nhẹ cân thì giảm th êm cân có thể gây nguy hiểm.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Hopkins Medicine



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY