Những điều cha mẹ cần biết về phụ gia thực phẩm

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Ngày càng có nhiều chứng cứ cho thấy rằng có nhiều loại phụ gia thực phẩm nên tránh, đặc biệt là trong thức ăn cho trẻ em.

Kể từ khi con người biết được muối có thể giữ thực phẩm không bị hỏng, rất nhiều loại phụ gia thực phẩm đã được sử dụng trong các sản phẩm ngày nay. Đến nay đã có hơn 10.000 loại phụ gia thực phẩm được Cục Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (US-FDA) cho phép sử dụng trong bảo quản, đóng gói, điều vị, kết cấu và cả dưỡng chất trong thực phẩm.

Tác động của chất phụ gia đến sức khỏe trẻ em

Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các chất phụ gia có thể ảnh hưởng đến các hormone cũng như quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Một vài loại còn có thể làm tăng nguy cơ béo phì. Hơn nữa, trẻ em cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các chất phụ gia hơn người lớn do chế độ ăn cũng như kích thước nhỏ của nhẻ.

Dưới đây là những loại chất phụ gia phổ biến nhất cùng những ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng:

Tên Chất

Mục đích sử dụng

Vấn đề sức khỏe

Bisphenol A (BPA)

  • Có trong các hộp đựng làm từ nhựa cứng
  • Chống rỉ ở các hộp thực phẩm làm bằng kim loại và lon đồ uống
  • Có thể hoạt động như hormone estrogen trong cơ thể và ảnh hưởng đến thời điểm dậy thì, giảm chức năng sinh sản, tăng mỡ thừa, và có khả năng ảnh hưởng đến hệ thần kinh cùng miễn dịch

Phthalate

  • Làm nhựa và vinyl dẻo hơn để làm các loại ống nhựa
  • Sử dụng trong sản xuất thực phẩm công nghiệp
  • Có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ phận sinh dục nam, tăng nguy cơ tiểu đường, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch

Các loại perfluoroalkyl (PFC)

  • Sử dụng làm giấy và bìa chống thấm dầu mỡ trong sản xuất bao bì sản phẩm
  • Có thể làm giảm phản ứng miễn dịch, cân nặng khi sinh và chức năng sinh sản
  • Cũng có thể gây ảnh hưởng đến các hormone tuyến giáp, là các hormone trong yếu có vai trò trong chuyển hóa, tiêu hóa, kiểm soát cơ bắp, phát triển não bộ và sức khỏe của xương

Perchlorate

  • Kiểm soát tĩnh điện trong các bao bì thực phẩm khô
  • Có thể ảnh hưởng đến các hormone tuyến giáp, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của não bộ trong những năm tháng đầu đời

Chất tạo màu nhân tạo (AFC)

  • Cải thiện hình thức của các loại thực phẩm, phổ biến ở các sản phẩm cho trẻ em
  • Đôi khi được sử dụng thay thế các thành phần tự nhiên, ví dụ như trong các loại nước hoa quả chứa ít hoặc không hề chứa thành phần nước quả thật
  • Có thể ảnh hưởng đến hành vì và khả năng tập trung của trẻ

Nitrate/nitric

  • Chất bảo quản và cải thiện hình thức – đặc biệt thường sử dụng xong các loại thịt nguội, cá nguội và phô mai
  • Có liên quan đến ung thư đường tiêu hóa và hệ thần kinh và có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp
  • Có thể gây ngộ độc methemoglogin ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Có thể ảnh hưởng đến chức năng vận chuyển oxy của máu

Làm thế nào để giảm nguy cơ phơi nhiễm với các chất phụ gia?

  • Mua thực phẩm tươi sống: Thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh luôn là lựa chọn tốt nhất.
  • Ăn ít thịt nguội và thịt chế biến sẵn: Hạn chế ăn các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, đặc biệt là trong thời gian mang thai.
  • Rửa bát đũa và hộp đựng bằng tay: Nhiệt trong máy rửa bát có thể làm BPA và phthalate lẫn vào thực phẩm. Bên cạnh đó, tránh hâm nóng đồ ăn thức uống đựng trong hộp nhựa bằng lò vi sóng, đặc biết là sữa công thức hoặc sữa mẹ.
  • Sử dụng đồ thủy tinh hoặc thép không rỉ: Nên sử dụng các dụng cụ nấu ăn và ăn uống bằng thủy tinh hoặc thép không rỉ khi nấu hoặc đựng đồ nóng thay vì bát đĩa nhựa.
  • Tìm hiểu các mã số tái chế: Hãy nhìn xuống đáy của các loại đồ nhựa để tìm mã số tái chế. Tránh sử dụng đồ nhựa có mã số tái chế 3 (có chứa phthalate), 6 (có chứa styrene), 7 (có chứa bisphenol) trừ khi các loại đồ nhựa đó được gắn mác “nhựa xanh”, là nhựa được làm từ thực vật và không có chứa bisphenol.
  • Rửa tay: Các hóa chất từ nhựa có thể dính lên tay qua những đồ vật ta dùng hàng ngày, vì vậy hãy rửa tay thật sạch trước khi nấu ăn.

Những câu hỏi thường gặp về phụ gia thực phẩm

Làm thế nào để tôi nhận biết được các loại phụ gia thực phẩm trong các sản phẩm tôi đang sử dụng?

  • Các chất phụ gia được liệt kê trong bảng thành phần trên nhãn sản phẩm, thường là dưới dạng tên hóa học. Ví dụ, muối có thể được ghi là natri chloride, đường là sucrose, vitamin C là ascorbic acid, và vitamin E là alpha-tocopherol. Màu thực phẩm nhân tạo thường được ghi theo số, ví dụ như Xanh #2 hoặc Vàng #5. Tuy nhiên cũng có thể có những loại phụ gia không được sử dụng trực tiếp sản sinh trong quá trình sản xuất và đóng gói sản phẩm sẽ không có trên nhãn. Những chất này có thể bao gồm hóa chất từ nhựa, keo, chất nhuộm màu, giấy, bìa, v…v…

Chất phụ gia có phải là một vấn đề lớn trong các sản phẩm cho trẻ em hay không?

  • FDA đã cấm hoàn toàn việc sử dụng BPA trong sản xuất bình sữa hoặc núm vú giả cho trẻ em, tuy nhiên chất này vẫn được sử dụng trong một vài loại đồ nhựa thông thường. Nhiều hãng sản xuất đã tự động bỏ và cho sản xuất các sản phẩm nhựa không chứa BPA, nhưng cũng có nhiều hãng lại thay thế BPA bằng BPS cũng có những ảnh hưởng tương tự đến sức khỏe. Phthalate cũng đã được cấm sử dụng trong sản xuất đồ dùng trẻ em.

Chất tạo màu nhân tạo có làm trẻ bị tăng động hay không?

  • Vẫn còn cần nhiều nghiên cứu để đánh giá tác động của chất tạo màu nhân tạo đến hành vi của trẻ em do phần lớn các nghiên cứu về vấn đề này đều là trên động vật và không bao gồm tác động về hành vi. Với những trẻ bị rối loại tăng động giảm chú ý (ADHD), các chuyên gia có khuyến cáo rằng nên loại bỏ các chất tạo màu nhân tạo trong chế độ ăn vì có thể làm trầm trọng hóa các triệu chứng.

Tương lai của các chất phụ gia thực phẩm

Nhiều kỹ thuật mới đang được nghiên cứu để cải thiện cách sản xuất các chất phụ gia. Một trong những phương pháp mới chính là sử dụng công nghệ sinh học sử dụng các sinh vật đơn giản để sản xuất ra các chất phụ gia. Những chất này sẽ tương tự như các thành phần thực phẩm được tìm thấy trong tự nhiên.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthy Children



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY