Nếu bạn đang cho con bú và con bạn thường quấy khóc sau khi bú, thì rất có thể nguyên nhân là do thứ gì đó trong bữa ăn của bạn.
Bạn có thể đã từng nghe nói rằng, đó là do bạn ăn bông cải xanh, đồ ăn cay nóng hoặc do bạn uống sữa. Nhưng, việc hạn chế ăn uống khi đang cho con bú có thể khiến việc tiết sữa cũng như cho con bú trở nên khó khăn hơn.
Sự thật là, trong đa số các trường hợp, các món ăn yêu thích của bạn sẽ không gây ra vấn đề gì cho em bé đang bú mẹ cả. Đa số các thành phần trong đồ ăn sẽ không đi vào dòng máu, nghĩa là sẽ không ảnh hưởng đến sữa mẹ.
Dưới đây là những gì bạn nên biết về những loại thực phẩm bạn nên và không nên ăn khi đang cho con bú.
Contents
Thực phẩm nên tránh khi mang thai và cho con bú có gì khác biệt?
Bạn có thể sẽ có một danh sách dài những thực phẩm không nên ăn khi mang thai. Từ sushi cho đến rượu vạng, bạn từ bỏ tất cả, vì lợi ích của em bé trong bụng. Tuy nhiên, đa số những loại thực phẩm bạn nghĩ là không nên ăn khi mang thai lại khá an toàn khi bạn đang cho con bú.
Phô mai mềm, thịt nguội và cá sống là những đồ ăn không an toàn khi mang thai vì nguy cơ có chứa vi khuẩn. Vi khuẩn listeria có thể đi qua nhau thai và gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho em bé khi bạn đang mang thai. Tuy nhiên, vi khuẩn này không thể đi qua sữa mẹ, do vậy, những loại thực phẩm này là an toàn khi bạn đang cho con bú.
Chỉ có một loại thực phẩm bạn nên hạn chế tiêu thụ trong khi bạn đang cho con bú. Cá thường có hàm lượng thủy ngân khá cao, đặc biệt là những loại cá biển lớn như cá mập, cá kiếm và cá thu. Đây là vấn đề khá lớn với em bé khi bạn đang mang thai, nhưng Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, bạn cũng nên hạn chế ăn các loại cá này khi đang cho con bú. Bạn có thể ăn với một lượng nhỏ, hạn chế lượng tiêu thụ không nhiều hơn 1 khẩu phần/tuần.
Thực phẩm không an toàn cho em bé
Có rất nhiều loại thực phẩm không nên cho em bé ăn cho đến khi bé hơn 1 tuổi, và một số bà mẹ cũng cho rằng, bạn cũng nên tránh ăn những thực phẩm này khi bạn đang cho con bú.
Ví dụ, khi bé chưa đủ 1 tuổi thì bé không nên uống sữa bò, vì sữa bò có thể thay thế sữa mẹ hoặc sữa công thức nhưng lại không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé. Mật ong là một ví dụ khác. Bé cũng không nên ăn mật ong cho đến khi hơn 1 tuổi vì nguy cơ ngộ độc. Tuy nhiên, cả 2 loại thực phẩm này đều an toàn cho bạn nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Thực phẩm nên hạn chế khi cho con bú
Có một số loại thực phẩm bạn nên hạn chế ăn khi đang cho con bú:
Caffein sẽ đi vào trong dòng máu và có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của em bé, vì vậy, theo Mayo Clinic, tốt nhất, bạn nên hạn chế uống cà phê, không quá 2-3 cốc/ngày. Nếu em bé của bạn gặp phải vấn đề về giấc ngủ, bạn sẽ nên cắt giảm hoàn toàn việc sử dụng caffein. Nhưng nếu việc này khiến bạn bị đau đầu, thì bạn có thể uống một cốc cà phê vào buổi sáng.
Rượu cũng có thể đi qua máu và được coi là không an toàn cho em bé, kể cả với một lượng nhỏ. Rượu có thể làm giảm sự sản xuất sữa của bạn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ hải cai rượu hoàn toàn khi bạn đang cho con bú. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị rằng trong khi đang cho con bú, bạn nên hạn chế uống không quá 60ml rượu mạnh, không quá 230 ml rượu vang hoặc không quá 2 cốc bia một lần uống. Không nên uống quá thường xuyên và hạn chế không uống quá 1 ly/tuần.
Cuối cùng, bạn nên đợi ít nhất 2 tiếng sau khi uống rượu rồi hãy cho con bú, để đảm bảo rằng cơ thể bạn đã loại bỏ hoàn toàn rượu ra ngoài. Cảm nhận của bạn sau khi uống rượu cũng là một điều vô cùng quan trọng. Khi bạn không còn cảm thấy ong ong đầu sau khi uống rượu nữa, thì đó là một dấu hiệu cho thấy bạn có thể cho con bú một cách an toàn.
Bạn cũng nên đợi cho em bé lớn lên một chút. Sau khi em bé đủ 3 tháng tuổi, các hệ cơ quan của bé đã trưởng thành hơn và thời gian giữa cac bữa ăn của bé cũng sẽ kéo dài ra. Nếu bạn lựa chọn cách uống rượu một cách vừa phải khi đang cho con bú, hãy đảm bảo rằng bạn đã cho bé bú trước khi bạn uống để bé có thể đợi cho đến khi cơ thể bạn loại bỏ được hết rượu ra ngoài.
Khi nào nên hạn chế các loại thực phẩm
Nếu bạn lo ngại rằng thứ gì đó bạn ăn có thể gây ảnh hưởng đến em bé, hãy trao đổi với bác sỹ.
Việc thứ gì đó bạn ăn ảnh hưởng đến em bé là điều hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là nếu gia đình bạn có tiền sử dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm. Các dấu hiệu phổ biến của việc cơ thể bé phản ứng lại với thứ gì đó trong sữa mẹ bao gồm: nổi mẩn đỏ, eczema, tiêu chảy hoặc xung huyết.
Nếu bạn nghi ngờ chế độ ăn của bạn ảnh hưởng đến em bé, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn ghi lại nhật ký ăn uống trong một vài tuần để xem liệu có mối liên quan gì giữa chế độ ăn của bạn và phản ứng của em bé hay không. Tuy nhiên, nếu phản ứng của em bé không nghiêm trọng, thì tốt nhất bạn nên đợi để những phản ứng này qua đi. Nếu phản ứng nhẹ thì em bé có thể sẽ vượt qua được những vấn đề này nhờ sự trưởng thành rất nhanh của hệ tiêu hóa.
Trao đổi với bác sỹ để xem liệu bạn có nên cân nhắc đến việc loại bỏ một số thực phẩm nhất định ra khỏi chế độ ăn khi bạn đang cho con bú hay không.
Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Healthline