Dịp lễ Halloween thường gắn liền với hình ảnh những chiếc đèn lồng bí ngô được trạm trổ thành nhiều hình khác nhau. Tuy nhiên, bí ngô không chỉ có tác dụng làm đồ trang trí cho những dịp lễ như vậy mà còn có tác dụng cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho cơ thể.
Bí ngô là một loại rau chứa ít năng lượng nhưng lại giàu dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất. Những dưỡng chất này không chỉ có mặt trong phần thịt quả bí ngô mà còn có trong hạt bí, lá và nước ép.
Có rất nhiều cách để chế biến bí ngô thành những món súp, salad, hay cả món tráng miệng. Dưới đây là những lợi ích về sức khỏe mà bí ngô mang lại cũng như những cách để bổ sung bí ngô vào chế độ ăn hàng ngày.
Lợi ích sức khỏe
Bí ngô mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe, trong đó bao gồm việc là một trong những nguồn cung cấp beta-carotene dồi dào nhất.
Beta-carotene là một chất chống oxy hóa mạnh có trong bí ngô, khiến bí ngô và nhiều loại rau củ quả khác có màu cam vàng đặc trưng. Khi vào cơ thể, beta-carotene sẽ được tiêu hóa và chuyển hóa thành vitamin A, một trong những vitamin thiết yếu của cơ thể.
Ăn nhiều thực phẩm giàu beta-carotene có thể mang lại những lợi ích sức khỏe như:
- Giảm nguy cơ xuất hiện một vài loại ung thư
- Bảo vệ khỏi bệnh hen suyễn và giảm nguy cơ bệnh tim mạch
- Giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác
Ngoài ra, cũng có nhiều nghiên cứu gợi ý rằng một chế độ ăn nhiều rau, bao gồm cả bí ngô, có thể giúp giảm nguy cơ béo phì và giúp kéo dài tuổi thọ. Điều này cũng có thể giúp phòng ngừa béo phì và các bệnh tim mạch, tăng cường sức khỏe da và tóc, tăng cường năng lượng, cũng như duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức khỏe mạnh.
Điều hòa huyết áp
Ăn bí ngô rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Lý do là bí ngô có chứa rất nhiều chất xơ, kali và vitamin C, đều là những chất hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng việc ăn đủ kali có thể cũng không kém phần quan trọng so với việc giảm lượng natri dung nạp trong quá trình điều trị tăng huyết áp.
Huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ của các bệnh tim mạch. Thông thường, để giảm lượng natri dung nạp, người huyết áo cao cần phải ăn giảm muối hoặc không ăn muối.
Theo Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), ăn kali cũng có thể giúp giảm nguy cơ các bệnh tim mạch khác.
Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh lợi ích bảo vệ khỏi nguy cơ các bệnh tim mạch và đột quỵ của bí đỏ.
Giảm nguy cơ ung thư
Một nghiên cứu năm 2016 đã cho thấy mối quan hệ tích cự giữa một chế độ ăn giàu beta-carotene và tác động ức chế khối u ở ung thư tuyến tiền liệt.
Bên cạnh đó, cũng có nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng beta-carotene có thể có khả năng làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư đại tràng.
Ngăn ngừa và kiểm soát tiểu đường
Bổ sung bí đỏ vào chế độ ăn có thể giúp kiểm soát mức đường huyết cũng như bệnh tiểu đường.
Nhờ vào khả năng giúp làm giảm đường huyết của các polysaccharide trong bí đỏ trên chuột mà các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng ứng dụng chất đó vào thuốc điều trị tiểu đường cho người.
Bảo vệ khỏi các vấn đề về mắt do độ tuổi
Bí đỏ có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E, và beta-carotene, giúp tăng cường sức khỏe của mắt cũng như bảo vệ khỏi những bệnh thoái hóa do tuổi tác.
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin C, E và beta-carotene liều cao có mối liên quan đến việc giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi.
Giá trị dinh dưỡng
Trong 1 cup, hay 245gram bí đỏ có chứa:
- 1,76g protein
- 2,7g chất xơ
- 49kcal (nặng lượng)
- 0,17g chất béo
- 0g cholesterol
- 12g chất đường bột
Ngoài ra, bí đỏ cũng rất giàu vitamin và khoáng chất như:
- Vitamin A
- Vitamin C
- Vitamin E
- Riboflavin
- Kali
- Đồng
- Mangan
- Thiamin
- Vitamin B6
- Folate
- Axit pantothenic
- Niacin
- Sắt
- Magie
- Phospho
Bổ sung bí đỏ vào chế độ ăn
Có rất nhiều cách để chế biến bí bỏ, giúp dễ dàng đưa bí đỏ vào chế độ ăn hơn. Sử dụng bí đỏ tươi sẽ là tốt nhất, nhưng bạn cũng có thể sử dụng bí đỏ đóng hộp. Tuy nhiên, hãy tránh xa các loại bánh bí đỏ đóng hộp hoặc làm sẵn. Những loại này thường được thêm rất nhiều đường và siro.
Bí đỏ nguyên quả có thể để được khoảng 2 tháng nếu được bảo quản ở nơi tối và thoáng mát.
Dưới đây là một vài mẹo để bạn có thể dễ dàng bổ sung bí đỏ vào chế độ ăn của mình:
- Tự xay bí đỏ thay vì mua bí đỏ đóng hộp
- Sử dụng bí đỏ xay nhuyễn thay cho dầu hoặc bơ trong các quá trình làm bánh
- Kết hợp bí đỏ xay cùng sữa chua, mật ong, hoặc các nguyên liệu khác để làm thành các món tráng miệng đơn giản và nhanh chóng.
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Healthline