Những lưu ý trong chế độ ăn bệnh tiểu đường

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Tiểu đường là rối loạn chuyển hóa khi nồng độ glucose trong máu không được kiểm soát và tăng cao. Nó ảnh hưởng đên hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiều bệnh mạn tính khác. Điều quan trọng nhất là kiểm soát nồng độ glucose huyết thanh trong giới hạn bình thường.

Thay đổi lối sống là chìa khóa thành công của các chương trình kiểm soát tiểu đường với luyện tập thường xuyên và chế độ ăn lành mạnh. Bạn cần biết nên ăn bao nhiêu và ăn khi nào để kiểm soát đường huyết. Trong thực phẩm bao gồm các chất dinh dưỡng glucid, chất béo, protein cung cấp năng lượng và các vitamin, khoáng chất. Mỗi chất đóng vai trò khác nhau trong kiểm soát đường huyết.

Calories

Calories là năng lượng được cơ thể chuyển hóa từ thức ăn cùng với sự hỗ trợ của hormone insulin. Lượng calories hằng ngày của bạn phụ thuộc vào cường độ hoạt động, tuổi, giới tính. Bác sĩ sẽ tính toán và xây dựng khẩu phần thực đơn phù hợp nhất với bạn. Việc quan trọng nhất bạn cần làm là tuân thủ chế độ ăn và kiểm soát lượng calories nạp vào.

Phân biệt carbs tinh chế và carbs phức tạp

Các thực phẩm có đường (kẹo bánh, mứt…) làm tăng đường huyết nhanh chóng sau ăn, các loại carbs phức tạp trong rau củ hoặc ngũ cốc toàn phần làm tăng đường huyết từ từ. Chỉ số glycemic index (GI) của thực phẩm cho biết mức độ làm tăng đường huyết sau ăn, rau củ có chỉ số GI thấp trong khi các sản phẩm chế biến sẵn thường có GI cao. Bạn nên tăng cường sử dụng ngũ cốc toàn phần, rau củ quả bởi không làm tang đường huyết đột ngột, cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ.. Chúng cũng có ít calories hơn thực phẩm chế biến sẵn và đồ ngọt.

Chất xơ

Types of Fat in Food: Everything you Need to Know - Dr. Robert Kiltz

Chất xơ được tìm thấy trong các thực phâm nguồn gốc thực vật như rau củ quả, các loại đậu, gạo lực, ngũ cốc toàn phần. Chất xơ không được hấp thu, không làm tăng đường huyết, giảm cholesterol, triglyceride và LDL cholesterol (cholesterol xấu). Khuyến nghi sử dụng chất xơ từ 20 – 35g mỗi ngày.

Protein

Protein đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể. Nó chiếm 1 phần 5 trọng lượng cơ thể. Khuyến nghị bổ sung protein đối với người không ăn chay bao gồm các thực phẩm như lòng trắng trứng, cá, thịt nạc gà. Các thực phẩm có hàm lượng protein cao nguồn gốc thực vật bạn nên hạn chế.

Những người ăn chay có thể sử dụng đậu nành, ngũ cốc toàn phần, sữa ít béo và các sản phầm nguồn gốc sữa.

Chất béo

Những thực phẩm chứa chất béo phổ biến bao gồm mỡ, dầu thực vật, bơ…Một số thực phẩm khác cũng có hàm lượng chất béo cao như các loại hạt, dầu hạt, trứng, thịt… Mỡ, dầu ăn, bơ, mayone không làm tăng đường huyết. Nó khiên dạ dày tiêu hóa lâu hơn từ làm đường huyết tương chậm hơn. Nhưng nó có nhiều calories và cholesterol. Mặc dù chất béo có nhiều vai trồ quan trọng và làm tăng khẩu vị thức ăn, nhưng bạn nên sử dụng chất béo theo nhu cầu khuyến nghị. Mỗi gam chất béo cung cấp 9 calories gấp đôi lượng calories trong protein và glucid.

Duy trì một chế độ ăn lành mạnh, hoạt động thể lực thường xuyên có thể kiểm soát đường huyết và chỉ số HbA1c ở mức khuyến nghị. Ngoài đường huyết,  chỉ số HbA1c rất quan trọng phản ánh tình trạng kiểm soát đường của bệnh nhân liên tục trong 3 tháng giúp cho bệnh nhân và bác sĩ điều trị có kế hoạch điều trị.

ThS. BS Đào Ngọc

Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY