Nước kiềm và độ pH của nước

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Ở dạng tinh khiết pH của nước là 7. Các loại nước dùng thường ngày có pH dao động từ 6.5 – 8.5. Thang đo đô pH từ 1 – 14 để phân loại tính acid hay kiềm của nước. pH dưới 7 là có tính acid, pH trên 7 có tính kiềm. Ví dụ giấm ăn pH = 2 có tính acid, chất tẩy trắng pH = 13.5 có tính kiềm.

pH ảnh hưởng thế nào đến nước?

pH đóng vai trò quan trọng đối với các chất lỏng. pH thể hiện một số thành phần có trong nước ví dụ chất khoáng và kim loại. Kim loại nặng trong nước làm cho nước có độ pH nhỏ hơn và độc tính cao hơn, chúng cũng ảnh hưởng đến cơ thể nhiều hơn. pH cao cho thấy nồng độ kim loại nặng ít hơn, độc tính ít hơn.

pH cũng có thể chỉ dấu chất gây ô nhiễm hoặc vi sinh vật. Nước cứng chứa rất nhiều khoáng chất, những khoáng chất này làm tăng độ kiềm trong nước. Khi nước chảy qua ống dẫn và máy móc (máy rửa bát, vòi hoa sen…) những khoáng chất này sẽ lắng đọng vào thành các ống dẫn.

Nước có  pH thấp làm mòn các ống dẫn kim loại, giải phóng sắt kim loại vào trong nước, gây hại cho sức khỏe khi sử dụng.

Thông thường nước sử dụng pH xấp xỉ 7. Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) khuyến nghị pH 6.5 – 8.5 đối với nước uống.

Nguy cơ và lợi ích của pH acid và kiềm

PH Value of Water: What is the Best PH Level for Drinking Water? - KENT

Nước uống đóng vai trò trong nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.

Nước kiềm và sản phẩm kiềm hóa trở nên phổ biến trong những năm gần đây và trở thành xu hướng sức khỏe mới. Theo những người ủng hộ nước kiềm, môi trường acid trong cơ thể là nguyên nhân gây nên các căn bệnh mạn tính. Do đó uống nước kiềm từ đó giúp cơ thể trở nên cân bằng hơn, giảm nguy cơ bệnh tật.

Tuy nhiên vẫn còn ít bằng chứng chứng minh điều này. Trong khi sử dụng nước kiềm có thể tạm thời ảnh hưởng đến pH của miệng hoặc nước tiểu, tuy nhiên không có bằng chứng khoa học nào chứng tỏ rằng nó sẽ thay đổi pH của toàn cơ thể.

Cơ thể kiểm soát chặt chẽ nồng độ pH. Những thay đổi pH trong cơ thể, như pH của máu có thể gây nên các vấn đề nghiêm trọng tại cơ quan và mô. Do đó nếu có bất kì khả năng nào thay đôi pH của cơ thể do sử dụng thức ăn hoặc nước uống, điều đó cũng sẽ trở nên nguy hiểm.

Nước kiềm vẫn có thể hữu ích với một số người, nước kiềm có tính kiềm bởi nó có nhiều khoáng chất và điện giải. Do đó, sử dụng nước kiềm sau luyện tập hoặc khi ốm giúp  cân bằng điện giải và phòng chống mất nước.

Một nghiên cứu nhỏ gợi ý sử dụng nước kiềm có pH 8.8 có thể hiệu quả với những người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Nghiên cứu này cũng chỉ ra uống nước độ pH từ 8.5 – 10 có thể mang đến lợi ích với những người có hội chứng ruột kích thích IBS. Những người này có báo cáo điểm tự đánh giá chất lượng cuộc sống cao hơn sau 8 tuần sử dụng so với những người không sử dụng.

Những nghiên cứu đã tiền hành trên quy mô nhỏ và cần nhiều hơn nhưng nghiên cứu khác trên người để khẳng định những kết quả này.

pH trong một số đồ uống phổ biến

    • Soda: 2 – 4
    • Coffe: 5
    • Nước uống đóng chai: 5.5 – 8.5
    • Sữa: 6.3 – 6.6
    • Nước máy: 6.5 – 8.5
    • Nước kiềm đóng chai: 8.5 – 12.

Lời kết

pH của nước uống và nước sinh hoạt rất quan trọng. Nước có độ kiềm hoặc acid quá cao có thể gây tổn hại các đường ống dẫn và thiết bị, chúng thường không tốt để uống.

Nước sử dụng phổ biến có pH dao động từ 6.5 – 8.5. Các loại nước có pH vượt quá xa khoảng này thường không an toàn để uống.

Một số người có thể thu được lợi ích khi sử dụng nước kiềm có pH cao hơn 8.5. Các lợi ích liên quan đến một số triệu chứng tiêu hóa, ví dụ triệu chứng của hội chứng ruột kích thích IBS. Tuy nhiên cần thêm nhiều nghiên cứu quy mô để cung cấp bằng chứng khoa học giúp các nhà khoa học tìm hiêu những lợi ích của nước kiềm.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

ThS. Lưu Liên Hương

Viện Y học ứng dụng Việt Nam



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY