Phòng và điều trị béo phì ở trẻ em

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho biết thừa cân – béo phì ở trẻ em là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và trầm cảm ở người trưởng thành.

Ngăn ngừa béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên

Trẻ em và thanh thiếu niên thường bị béo phì vì không có đủ những hoạt động thể chất kết hợp với thói quen ăn uống không phù hợp. Di truyền cũng như lối sống cũng góp phần vào tình trạng cân nặng của trẻ.

Có một số cách bạn có thể thực hiện để giúp ngăn ngừa béo phì ở trẻ em, bao gồm:

  • Dần dần thay đổi thói quen ăn uống của gia đình và tập trung nhiều vào hàm lượng dinh dưỡng hơn là số lượng thức ăn ăn vào.
  • Các bậc phụ huynh cần làm gương cho trẻ. Cha mẹ có một thói quen ăn thực phẩm lành mạnh và mức độ hoạt động thể chất hợp lý thì trẻ cũng sẽ có những thói quen tương tự.
  • Khuyến khích trẻ hoạt động thể chất. Trẻ em nên có một tiếng hoạt động thể chất vừa phải trong hầu hết các ngày trong tuần. Việc hoạt động sẽ giúp thúc đẩy giảm cân hoặc duy trì cân nặng.
  • Giảm thời gian ngồi trước TV hoặc máy tính xuống dưới hai tiếng mỗi ngày.
  • Khuyến khích trẻ chỉ ăn khi đói và ăn chậm.
  • Tránh sử dụng thực phẩm như một phần thưởng để khuyến khích trẻ học tập hoặc vận động.
  • Dự trữ sữa không béo hoặc ít chất béo cùng với trái cây tươi và rau thay vì nước giải khát hoặc đồ ăn nhẹ có hàm lượng đường và chất béo cao.
  • Ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau mỗi ngày.
  • Khuyến khích trẻ uống nước thay vì uống các đồ uống có đường, chẳng hạn như nước giải khát, đồ uống thể thao và nước trái cây.

Điều trị béo phì

  1. Chế độ ăn

Các kế hoạch giảm cân lâu dài thành công nhất dựa nhiều hơn vào việc hạn chế lượng calo mà trẻ tiêu thụ, và lượng tiêu hao năng lượng và hoạt động hàng ngày thay vì ăn kiêng hoặc nhịn ăn.

Việc nhịn ăn có thể dẫn đến việc giảm cân nhanh, nhưng trẻ sẽ mất khối cơ nạc quan trọng cùng với chất béo. Chế độ ăn uống toàn bộ chất lỏng, cần phải được giám sát về mặt y tế, có thể được sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng những chế độ ăn kiêng này không phải là một lựa chọn dài hạn cho việc giảm cân.

  • Để giảm cân và giữ cân, bạn hãy suy nghĩ về một kế hoạch ăn uống cá nhân cho từng trẻ. Một kế hoạch phù hợp với sở thích sẽ phù hợp để giảm cân lâu dài. Chế độ ăn uống cân bằng cần dựa trên lượng calo khuyến nghị theo lứa tuổi hoặc theo khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng dựa trên tình hình sức khỏe của trẻ.
  • Bao gồm nhiều loại thực phẩm trong chế độ ăn uống.
  • Không phải tất cả các chất béo đều xấu, chất béo không bão hòa đa và không bão hoà đơn cung cấp các lợi ích về sức khoẻ như giúp giữ cho trái tim khỏe mạnh. Điều này có nghĩa là các loại hạt, và một số loại dầu, chẳng hạn như ô liu, cây rumla và cây canola, có thể là một phần trong kế hoạch ăn uống lành mạnh.
  • Chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt thay vì những thực phẩm khác như gạo trắng và bánh mì trắng. Thực phẩm có nguồn gốc từ ngũ cốc có nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ tốt hơn, do đó cơ thể hấp thụ chúng chậm hơn. Điều này có nghĩa là chúng sẽ không gây ra sự tăng đột biến insulin, có thể gây ra cơn đói và thèm.
  • Ăn ít nhất 5 khẩu phần hằng ngày với nhiều trái cây và rau quả có chứa nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Đọc nhãn thực phẩm một cách cẩn thận để có thể đảm bảo bạn cung cấp cho trẻ một lượng năng lượng vừa đủ và phù hợp với nhu cầu cũng như sở thích của trẻ.
  1. Tập thể dục

Nếu trẻ bị béo phì, tập thể dục sẽ có lợi vì nó giúp trẻ giữ và bổ sung các mô cơ nạc trong khi giảm mỡ. Và bởi vì các mô cơ có tỷ lệ trao đổi chất cao hơn và đốt cháy calo nhanh hơn, nếu trẻ cũng ăn thực phẩm lành mạnh theo kế hoạch giảm cân, tập thể dục sẽ đẩy nhanh tốc độ giảm cân.

Tập thể dục giảm huyết áp và có thể giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường tuýp 2. Nó cũng giúp cải thiện tinh thần, giảm sự thèm ăn, giúp trẻ ngủ ngon hơn, cải thiện sự linh hoạt và giảm cholesterol xấu.

Đi bộ là một lựa chọn tuyệt vời dành cho trẻ béo phì. Hoạt động đi bộ nên bắt đầu từ từ, với 30 phút mỗi ngày, vài ngày một tuần và tăng dần dần để đạt được mục tiêu đi bộ lâu hơn hầu hết các ngày trong tuần.

Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục nào, đặc biệt là đối với trẻ béo phì.

  1. Thay đổi môi trường sống

Việc tăng cường vận động và tập thể dục hoàn toàn có thể đến từ việc thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như môi trường sống. Có những bước đơn giản bạn có thể thực hiện để tăng hoạt động của trẻ hàng ngày:

  • Đi cầu thang thay vì thang máy hoặc thang cuốn
  • Đi bộ nhiều hơn
  • Hạn chế thời gian xem truyền hình hoặc ngồi trước máy vi tính xuống dưới 2 tiếng mỗi ngày
  • Tìm các hoạt động mà cả gia đình có thể tham gia, chẳng hạn như cầu lông, chạy bộ hoặc bơi lội.
  1. Điều trị không phẫu thuật

Trong một số trường hợp, trẻ có thể cần được điều trị tình trạng béo phì theo chỉ định của bác sĩ. Việc điều trị đó có thể bao gồm:

  • Thuốc để điều trị các vấn đề sức khoẻ liên quan đến béo phì
  • Thay đổi hành vi để cải thiện thói quen ăn uống và tăng mức độ hoạt động
  • Liệu pháp điều trị bất kỳ rối loạn ăn uống
  1. Điều trị phẫu thuật

Trong một số trường hợp khi phòng và điều trị không phẫu thuật không có hiệu quả, trẻ có thể sẽ cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, việc điều trị phẫu thuật sẽ cần được hội chẩn trước khi bác sĩ đưa ra y lệnh điều trị phẫu thuật đối với trẻ.



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY