Phụ gia thực phẩm và hóa chất phổ biến có hại cho trẻ em

10/12/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Những loại thực phẩm đóng gói đều có thể chứa phụ gia thực phẩm hoặc hóa chất có thể gây nguy hiểm cho trẻ em. Đọc bài viết sau đây để biết những hóa chất đó là gì và cách tránh cho trẻ tiêu thụ những thực phẩm này!

Trong vài thập kỷ qua, số lượng hóa chất và chất phụ gia được thêm vào thực phẩm và các sản phẩm khác dành cho trẻ em đã tăng vọt. Chất bảo quản được cho vào thực phẩm để giữ chúng tươi và lâu hỏng. Hóa chất được thêm vào thực phẩm để làm cho chúng trông hấp dẫn hơn. Các loại nhựa được sử dụng tràn lan để đựng thực phẩm. Các loại bao bì đựng thực phẩm cũng được nhuộm đủ các loại màu để trông hấp dẫn hơn,… có cả một danh sách dài vô tận về những cách mà các nhà sản xuất đã phát minh và sử dụng hóa chất.

Dù cho những lý do các nhà sản xuất sử dụng hóa chất có vẻ chính đáng, nhưng nhiều loại hóa chất trong số đó có thể gây hại thực sự, đặc biệt là gây hại cho trẻ em. Do trẻ em có cơ thể chưa phát triển đầy đủ như người trưởng thành, do đó “liều lượng” của bất kỳ loại hóa chất nào đối với cơ thể trẻ cũng sẽ cao hơn so với người trưởng thành. Trẻ em cũng có thói quen cho tay vào miệng, vì vậy chúng có khả năng nuốt nhiều hóa chất hơn. Cơ thể của trẻ em vẫn đang phát triển, vì vậy các hóa chất sẽ có nguy cơ làm tổn hại đến trẻ nhiều hơn cũng như nhiều thời gian hơn để gây ra nhiều tác hại hơn cho trẻ.

Những loại phụ gia thực phẩm và hóa chất phổ biến có hại cho trẻ em

Cụ thể, những hóa chất đã được cảnh báo bao gồm:

Bisphenol, hay BPA

What is Bisphenol A (BPA)? - AIM Women’s Wellness Center

Chúng có thể hoạt động giống như hormone estrogen và ảnh hưởng đến tuổi dậy thì và khả năng sinh sản của trẻ. Bisphenol cũng có thể làm tăng mỡ cơ thể và gây ra các vấn đề về hệ thống miễn dịch và hệ thần kinh. Loại hóa chất này được tìm thấy trong lớp lót của lon thực phẩm và nước ngọt, nhựa số 3 hoặc 7, biên lai thu ngân,… Bisphenol cũng từng được tìm thấy trong bình sữa nhựa và cốc tập uống nước cho trẻ em, và mặc dù hóa chất này đã bị cấm trong các sản phẩm cho trẻ em nhưng các bình và cốc được sản xuất thời gian trước đây vẫn có thể chứa chúng.

Phthalate

Can you say "Phthalates?" | What it means to be phthalate-free | EarthHero

Chúng cũng có thể hoạt động giống như hormone gây ảnh hưởng đến sự phát triển bộ phận sinh dục nam và có thể làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh tim mạch cho mọi người, đặc biệt là trẻ em. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi, không chỉ trong bao bì nhựa, ống nước và đồ chơi mà còn trong các sản phẩm như sơn móng tay, keo xịt tóc, kem dưỡng da và nước hoa.

Đọc thêm tại bài viết: Tại sao Phthalate bị cấm trong đồ chơi cho trẻ em

Hóa chất perfluoroalkyl (PFC)

Loại hóa chất này có thể dẫn đến trẻ sơ sinh nhẹ cân, cũng như các vấn đề về hệ thống miễn dịch, tuyến giáp và khả năng sinh sản của trẻ. Chúng thường được tìm thấy trong giấy chống thấm dầu mỡ, bao bì các tông và các sản phẩm gia dụng thương mại như vải chống thấm nước và chảo chống dính, cùng nhiều nơi khác.

Perchlorate

Hóa chất này cũng ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp và có thể phá vỡ sự phát triển não bộ sớm của trẻ. Perchlorate được tìm thấy trong một số bao bì thực phẩm khô (được sử dụng để giảm tĩnh điện) và đôi khi trong nước uống.

Màu thực phẩm nhân tạo

Những chất này được phát hiện là làm tăng các triệu chứng ở trẻ em mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (hay ADHD). Chúng được tìm thấy trong tất cả các loại sản phẩm thực phẩm, nhưng đặc biệt nhiều ở những loại được bán trên thị trường dành cho trẻ em.

Nitrat và nitrit

2 loại chất này có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp cũng như khả năng vận chuyển oxy đến cơ thể của máu. Chúng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Nitrat và nitrit được dùng để bảo quản thực phẩm và tăng màu sắc của thực phẩm. Chúng thường có trong thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là thịt.

Đọc thêm tại bài viết: Tại sao cần tránh tiêu thụ Nitrat?

Vậy cha mẹ nên làm gì với các chất phụ gia và hóa chất trong thực phẩm?

Những hóa chất này thực sự có ở khắp mọi nơi và cha mẹ không thể tránh hoàn toàn. Tuy nhiên, cha mẹ có thể dựa theo các gợi ý sau:

  • Ưu tiên mua các loại trái cây và rau quả tươi hoặc đông lạnh hơn, hạn chế mua các loại thịt chế biến, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai.
  • Vì nhiệt độ cao có thể khiến nhựa rò rỉ BPA và phthalate vào thực phẩm, nên tránh cho thực phẩm hoặc đồ uống trong hộp nhựa vào lò vi sóng. Ngoài ra hãy rửa các loại hộp nhựa bằng tay thay vì cho vào máy rửa chén.
  • Sử dụng hộp đựng thực phẩm bằng thủy tinh và thép không gỉ thay vì nhựa.
  • Tránh sử dụng nhựa có số 3, 6 và 7.
  • Rửa tay kỹ trước và sau khi chạm vào thực phẩm, và rửa sạch tất cả các loại trái cây và rau quả trước khi thưởng thức.

Một số cách khác mà cha mẹ có thể thử như là:

Thực phẩm đóng hộp và những điều bạn cần biết khi sử dụng

  • Cắt giảm thực phẩm đóng hộp và đồ uống đóng chai nói chung.
  • Cắt giảm thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến.
  • Tập thói quen đọc nhãn thực phẩm. Tìm hiểu những gì có trong các sản phẩm bạn sử dụng.
  • Lựa chọn các loại kem dưỡng da, xà phòng và các sản phẩm khác được làm từ thiên nhiên và không có mùi thơm.
  • Cân nhắc tự làm các sản phẩm vệ sinh nhà cửa thay vì sử dụng hóa chất tẩy rửa thông thường. Bạn có thể thử sử dụng baking soda hoặc giấm làm sản phẩm thay thế.

Bằng việc thực hiện một số thay đổi đơn giản như trên, cha mẹ hoàn toàn có thể giúp con trẻ và gia đình tránh được việc phải tiêu thụ các hóa chất có hại cho sức khỏe và cải thiện sức khỏe tổng thể của cả gia đình.

Tháng 12 này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM – Viện Y học ứng dụng Việt Nam dành tặng bạn ưu đãi đặc biệt: Xét nghiệm Canxi toàn phần MIỄN PHÍ khi thực hiện xét nghiệm Vitamin D. Liên hệ hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678  hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!

BS. Đoàn Thu Hồng – Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY