Rối loạn ăn uống có thể gây ra những ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe của trẻ đang trong độ tuổi vị thành niên – đặc biệt là những trẻ em gái. Để bảo vệ con mình, bạn cần hiểu về những nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ và cách để nói chuyện với trẻ về những thói quen ăn uống lành mạnh.
Contents
Tại sao trẻ vị thành niên gặp tình trạng rối loạn ăn uống?
Rối loạn ăn uống là một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến những hành vi ăn uống tiêu cực kéo dài có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, cảm xúc và những khía cạnh khác của cuộc sống. Những rối loạn ăn uống phổ biến nhất là chán ăn tâm thần (anorexia nervosa), cuồng ăn tâm thần (bulimia nervosa) và ăn uống quá độ (binge-eating disorder).
Tuy nguyên nhân thực sự của chứng rối loạn ăn uống còn chưa được hiểu rõ, nhưng một số yếu tố nhất định có thể khiến thanh thiếu niên rơi vào nguy cơ hình thành chứng rối loạn ăn uống, bao gồm:
-
-
Về sinh học: Những người có bố mẹ hoặc anh chị em ruột mắc rối loạn ăn uống có khả năng mắc những rối loạn này cao hơn.
-
Về tâm sinh lý: Những vấn đề về tâm lý hoặc tâm thần, ví dụ như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu có mối liên hệ mật thiết với các rối loạn ăn uống.
-
Môi trường: Văn hóa phương Tây hiện đại có xu hướng đề cao thân hình gầy và mỏng.
-
Các hoạt động yêu thích: Việc tham gia các hoạt động đòi hỏi cần có cơ thể mảnh mai như vũ công ballet hoặc những môn thể thao như trượt băng có thể tăng nguy cơ hình thành tình trạng rối loạn ăn uống.
-
Những hậu quả sớm của tình trạng rối loạn ăn uống ở tuổi vị thành niên
Các dấu hiệu và triệu chứng rất đa dạng, phụ thuộc vào loại rối loạn ăn uống. Hãy cảnh giác với thói quen ăn uống có thể báo hiệu hành vi không lành mạnh. Một số dấu hiệu cảnh báo bao gồm:
-
-
Giảm cân mạnh hoặc không hề tăng cân dù đang trong độ tuổi tăng trưởng
-
Thường xuyên bỏ bữa hoặc không chịu ăn
-
Quá tập trung vào đồ ăn
-
Lo lắng triền miên hoặc phiền muộn về việc trở nên béo
-
Thường xuyên soi gương để tìm những khuyết điểm của bản thân
-
Lạm dụng thuốc nhuận tràng, lợi tiểu hoặc dụng cụ thụt sau khi ăn
-
Ép bản thân nôn ra sau khi ăn hoặc tập luyện quá nhiều để không tăng cân sau khi ăn
-
Ăn quá nhiều đồ ăn trong một bữa
-
Có biểu hiện trầm cảm, kinh tởm hoặc tội lỗi về các thói quen ăn uống.
-
Hãy bắt đầu bằng việc giao tiếp
Để giúp ngăn chặn chứng rối loạn ăn uống ở tuổi thiếu niên, bố mẹ hãy nói chuyện với con về những thói quen ăn uống và hình ảnh cơ thể. Điều đó có thể không dễ dàng nhưng nó rất quan trọng. Hãy bắt đầu:
-
-
Khuyến khích những thói quen ăn uống lành mạnh: Hãy nói với con về những tác động của chế độ ăn tới sức khỏe, hình dáng cơ thể và mức năng lượng. Khuyến khích con bạn ăn khi cảm thấy đói và gia đình nên ăn cơm cùng nhau.
-
Cùng thảo luận về những thông điệp truyền thông: Các chương trình tivi, các bộ phim, các trang web và những kênh truyền thông khác có thể đang truyền đi thông điệp rằng chỉ có một loại hình dáng cơ thể nhất định được chấp nhận. Vì vậy, hãy khuyến khích con bạn nói chuyện về vấn đề đó, về những thông điệp mà con đã đọc thấy hoặc nghe thấy – đặc biệt là từ các trang web hoặc các nguồn khác.
-
Khuyến khích một hình ảnh cơ thể khỏe mạnh: Hãy nói chuyện với con bạn về hình ảnh của bản thân cũng như trấn an rằng trẻ đang có một thân hình đẹp và khỏe mạnh. Đừng bao giờ đùa cợt về hình dáng cơ thể người khác hoặc sử dụng những từ ngữ có ý cợt nhả về thân hình người khác trước mặt con.
-
Nuôi dưỡng sự quý trọng bản thân: Hãy tôn trọng những thành tích của con và luôn ủng hộ những mục tiêu của con mình. Lắng nghe khi trẻ muốn chia sẻ và tâm sự với bạn. Bố mẹ cũng nên thúc đẩy những yếu tố tích cực ở con như tính tò mò, tính hào phóng và cả khiếu hài hước của con. Để con biết được bạn luôn thương yêu chúng vô điều kiện – không phải vì cân nặng hay vẻ bề ngoài của con.
-
Chia sẻ về những nguy hiểm về các chế độ ăn không hợp lý: Hãy giải thích rằng việc ăn kiêng có thể làm ảnh hưởng đến dinh dưỡng, sự phát triển và sức khỏe của con, cũng như dẫn tới sự phát triển của việc ăn quá độ theo thời gian. Hãy nhắc nhở con rằng việc ăn uống hoặc kiểm soát chế độ ăn không phải là một cách lành mạnh để đối phó với cảm xúc. Thay vào đó, hãy khuyến khích con bạn nói chuyện với những người chúng yêu quý, bạn bè hoặc nhân viên tư vấn về các vấn đề con đang gặp phải.
-
Cũng cần nhớ tầm quan trọng của việc lấy bản thân bạn làm một ví dụ tốt. Nếu bạn đang ăn kiêng triền miên, sử dụng thực phẩm để đối phó với cảm xúc hoặc thực hiện việc giảm cân, bạn có thể sẽ khó khăn trong việc khuyến khích con bạn ăn theo chế độ lành mạnh hoặc cảm thấy yêu bản thân mình. Thay vào đó, hãy ý thức về lối sống của bản thân và hãnh diện về cơ thể mình.
Tìm kiếm sự giúp đỡ cho trẻ vị thành niên đang mắc chứng rối loạn ăn uống
Nếu bạn nghi ngờ con mình mắc rối loạn ăn uống, hãy tâm sự với con để con mở lòng về các vấn đề con đang bận tâm cũng như về việc ăn uống của mình. Bên cạnh đó, hãy đưa con đi kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ có thể giúp chỉ ra những bất thường về cơ thể con như chỉ số khối cơ thể (BMI) hoặc những thay đổi về cân nặng của con. Bác sĩ cũng có thể nói với con về thói quen ăn uống và tập luyện của chúng cũng như trao đổi về những gì con đang nghĩ về hình ảnh của bản thân. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể giới thiệu con đến một chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Nếu con đã được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ăn uống, việc điều trị có thể bao gồm liệu pháp điều trị gia đình để bạn biết cách đồng hành cùng con, giúp con cải thiện thói quen ăn uống của mình cũng như các triệu chứng khác. Nếu trình trạng của con đi kèm với các tình trạng bệnh lý khác như trầm cảm, lo âu hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế thì có thể cần sử dụng thuốc điều trị. Những trường hợp nghiêm trọng có thể cần nhập viện.
Cho dù là kế hoạch điều trị nào, hãy nhớ rằng sự can thiệp sớm có thể giúp con nhanh hồi phục.
Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Mayo Clinic