Bổ sung các siêu thực phẩm vào chế độ ăn giúp sự tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. Trẻ nhỏ không ăn nhiều do dạ dày của trẻ còn bé, vì vậy chế độ ăn của trẻ phải giàu chất dinh dưỡng. Dưới đây là các loại thực phẩm bổ sung năng lượng phù hợp với lứa tuổi mang lại hiệu quả dinh dưỡng cao cho trẻ.
Contents
- 1 Hầu hết các món trong danh sách siêu thực phẩm này thích hợp cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, và cần chế biến phù hợp với khả năng ăn thô hiện có của trẻ. Một số món nhất định như thịt, trái cây và rau xay nhuyễn mẹ có thể cho trẻ làm quen dần dần khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm, một số trẻ có thể bắt đầu ăn dặm trước 6 tháng nếu bạn nhận thấy trẻ đã thực sự sẵn sàng. Có một lưu ý là bạn không nên cho trẻ ăn bất kỳ loại thức ăn rắn nào trước 4 tháng tuổi. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn không chắc chắn khi nào nên cho trẻ tập ăn dặm và nên bắt đầu từ thực phẩm nào
- 2 Chuối
- 3 Khoai lang
- 4 Bơ
- 5 Trứng
- 6 Cà rốt
- 7 Sữa chua
- 8 Phô mai
- 9 Ngũ cốc cho bé
- 10 Thịt gà
- 11 Thịt đỏ
- 12 Bí ngô
- 13 Cá
- 14 Cà chua
- 15 Đậu Hà Lan
- 16 Bông cải xanh
- 17 Quả mâm xôi
- 18 Gạo lứt
Hầu hết các món trong danh sách siêu thực phẩm này thích hợp cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, và cần chế biến phù hợp với khả năng ăn thô hiện có của trẻ. Một số món nhất định như thịt, trái cây và rau xay nhuyễn mẹ có thể cho trẻ làm quen dần dần khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm, một số trẻ có thể bắt đầu ăn dặm trước 6 tháng nếu bạn nhận thấy trẻ đã thực sự sẵn sàng. Có một lưu ý là bạn không nên cho trẻ ăn bất kỳ loại thức ăn rắn nào trước 4 tháng tuổi. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn không chắc chắn khi nào nên cho trẻ tập ăn dặm và nên bắt đầu từ thực phẩm nào
Từ 1 tuổi, thức ăn đặc sẽ thay thế phần lớn sữa trong khẩu phần ăn của trẻ. Hãy cho trẻ tập ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, các món ăn nên được trình bày một cách hấp dẫn để tạo sự hào hứng và khuyến khích trẻ tự ăn. 18 thực phẩm dưới đây cung cấp cho con bạn một lượng vitamin, chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết. Kết hợp chúng vào chế độ ăn của trẻ để đem lại lợi ích tối ưu cho con bạn.
Chuối
Chuối cung cấp nhiều carbohydrate để duy trì năng lượng, hàm lượng chất xơ trong chuối khá cao giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chuối dễ bảo quản và mang theo. Với trẻ nhỏ bạn nên cho trẻ ăn chuối chín đã nghiền nát. Với trẻ lớn hơn có thể cắt nhỏ thành miếng hoặc cho trẻ tự cắn ăn.
Khoai lang
Khoai lang cung cấp kali, vitamin C, chất xơ và beta-carotene – một chất chống oxy hóa ngăn ngừa một số loại ung thư và ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do. Hầu hết các bé đều thích khoai lang hơn các loại rau khác vì vị ngọt tự nhiên của chúng. Khi nấu chín và nghiền nát, khoai lang sẽ tạo thành một khối nhuyễn mịn rất dễ ăn, ngay cả đối với những bé mới bắt đầu chuyển sang thức ăn đặc cũng có thể thích món ăn này.
Bơ
Bơ có hàm lượng protein cao nhất trong số các loại trái cây và chúng giàu chất béo không bão hòa đơn – loại chất béo “tốt” giúp ngăn ngừa bệnh tim. Nên lựa chọn những trái bơ đã chín cho trẻ, bạn chỉ cần rửa sạch, sau đó gọt bỏ vỏ và nghiền bơ cho trẻ ăn.
Trứng
Lòng trắng trứng cung cấp protein, trong khi lòng đỏ chứa kẽm và vitamin A, D, E và B12. Lòng đỏ cũng có choline rất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ. Theo quan niệm trước đây, các bác sĩ thường khuyến cáo cha mẹ không nên cho trẻ ăn trứng – đặc biệt là lòng trắng trứng – khi trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ra các phản ứng dị ứng. Nhưng lời khuyên đó đã thay đổi, một số chuyên gia cho rằng chỉ nên trì hoãn việc ăn trứng ở những gia đình có tiền sử dị ứng. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ để có thể đưa ra lựa chọn an toàn nhất cho trẻ.
Cà rốt
Cà rốt chứa một lượng lớn beta-carotene, một chất chống oxy hóa tạo nên màu cam cho loại củ này. Beta-carotene là một tiền vitamin A – đóng một vai trò trong với thị lực và sự tăng trưởng. Cà rốt nấu chín có vị ngọt tự nhiên hấp dẫn những đứa trẻ vốn đã thích hương vị ngọt ngào. Khi chế biến cà rốt cho con bạn, hãy nấu cho đến khi thật mềm sau đó xay nhuyễn chúng hoặc thái hạt lựu cho trẻ ăn
Sữa chua
Sữa chua cung cấp canxi, protein, phospho là những dưỡng chất quan trọng giúp xương và răng chắc khỏe. Sữa chua cũng có men vi sinh, là những lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Chất béo rất quan trọng trong chế độ ăn của trẻ, vì vậy hãy chọn sữa chua nguyên kem thay vì các loại sữa chua ít chất béo hoặc tách béo. Bạn cũng nên hạn chế cho trẻ ăn các loại sữa chua có nhiều hương vị, có nhiều đường.
Phô mai
Phô mai không chỉ chứa protein mà còn được biết đến với hàm lượng canxi và lượng riboflavin (vitamin B2) tốt, giúp chuyển hóa protein, chất béo và carbohydrate thành năng lượng. Vì phô mai dễ gây hóc nghẹn, nghẹt thở nên hãy cắt nó thành những miếng nhỏ hình hạt lựu để cho trẻ ăn.
Ngũ cốc cho bé
Ngũ cốc cung cấp cho bé lượng sắt cần thiết để tăng trưởng và phát triển thích hợp. Trẻ sơ sinh được cung cấp chất sắt từ việc bú mẹ, nhưng nguồn cung cấp này bắt đầu giảm vào khoảng tháng thứ 5-6. Nếu trẻ mới bắt đầu ăn thô, thì gạo là lựa chọn đầu tiên cho trẻ vì ít có khả năng gây phản ứng dị ứng hơn các loại ngũ cốc khác.
Thịt gà
Thịt gà giàu protein và vitamin B6. Ăn thức ăn có chứa đủ lượng protein giúp hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng của trẻ. Nếu trẻ không thích mùi vị của thịt gà, hãy trộn nó với trái cây hoặc rau củ trẻ yêu thích.
Thịt đỏ
Thịt đỏ cung cấp sắt ở dạng dễ hấp thụ, giúp hồng cầu vận chuyển oxy đến các tế bào và hỗ trợ sự phát triển của não bộ. Với trẻ nhỏ bạn có thể xay nhuyễn thịt, trong khi những trẻ lớn hơn có thể nhai được thì bạn có thể nấu chín kỹ và thái hạt lựu cho trẻ ăn
Bí ngô
Trẻ nhỏ thích hương vị ngọt ngào của bí ngô một loại quả rất giàu chất chống oxy hóa beta-carotene, vitamin C, kali, chất xơ, folate, vitamin B và có cả axit béo omega-3. Bạn chỉ cần hấp hoặc luộc bí đao cho đến khi mềm, sau đó xay nhuyễn cho đến khi mịn.
Cá
Cá béo như cá hồi chứa nhiều vitamin tan trong dầu và các acid béo cần thiết cho mắt, hỗ trợ sự phát triển của não bộ cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch. Hơn nữa, cá trắng như cá tuyết chấm đen và cá tuyết cung cấp một lượng protein cần thiết. Cá có thể gây ra phản ứng dị ứng, vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác trước cho trẻ tập ăn cá.
Cà chua
Cà chua là nguồn cung cấp lycopene tuyệt vời cho trẻ, một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư và bệnh tim. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng lycopene trong cà chua có thể được cơ thể hấp thụ hiệu quả hơn nếu cà chua đã được nấu chín với một ít dầu.
Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan chứa nhiều vitamin K, một chất dinh dưỡng hoạt động cùng với canxi để xây dựng xương khỏe mạnh. Chúng cũng có vitamin A và C chống oxy hóa, cũng như axit folic, chất xơ và vitamin B.
Bông cải xanh
Bông cải xanh là một siêu thực phẩm thực sự cho trẻ nhỏ, nhờ chứa nhiều vitamin C, beta-carotene, axit folic , sắt, kali và chất xơ. Luộc bông cải xanh trong nước sẽ làm giảm đi một nửa hàm lượng vitamin C, vì vậy tốt nhất bạn nên hấp hoặc cho vào lò vi sóng. Nếu trẻ không thích mùi vị của bông cải xanh, hãy trộn nó với một loại rau củ có vị ngọt, chẳng hạn như khoai lang hoặc bí bơ.
Quả mâm xôi
Quả mâm xôi có chứa axit ellagic, có thể giúp bảo vệ chúng ta chống lại bệnh ung thư. Trong tất cả các loại trái cây, quả mâm xôi chứa nhiều chất xơ nhất và ít calo nhất.
Gạo lứt
Gạo lứt cung cấp năng lượng, một số chất đạm, vitamin B, khoáng chất. Gạo lứt bổ dưỡng hơn nhiều so với gạo tẻ hay gạo nếp máy thông thường do các loại gạo này mất đi hầu hết các khoáng chất và vitamin quan trọng trong quá trình chế biến. Tinh bột trong gạo lứt được hấp thụ chậm, do đó cung cấp lượng glucose giải phóng ổn định để duy trì năng lượng.
Làm thế nào để giúp con trẻ có chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp để có cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
BS Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Parents