Sữa công thức là nguyên nhân gây táo bón?

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Nếu đã nhiều ngày rồi mà bé chưa đi ngoài, hẳn bạn đã tìm hiểu và đọc rất nhiều về nguyên nhân tại sao bé lại bị táo như vậy. Trong số tất cả các nguyên nhân, nguyên nhân gây táo bón ở trẻ thường được nghĩ đến nhiều nhất là do chế độ ăn, đặc biệt là nếu trẻ mới chuyển sang dùng sữa công thức.

Liệu sữa công thức có phải là nguyên nhân gây táo bón? Bạn nên làm gì khi trẻ bị táo bón? Khi nào cần đưa bé đến gặp bác sĩ?

Formula Milk for Infants – How Much to Feed?

Trẻ sơ sinh mới sử dụng sữa công thức sẽ dễ bị táo bón hơn?

Đúng vậy, trẻ sơ sinh sử dụng sữa công thức sẽ dễ bị táo bón hơn trẻ bú mẹ hoàn toàn. Nhưng tại sao vậy?

Nhìn chung, sữa mẹ là thực phẩm dễ tiêu hoá nhất với trẻ sơ sinh và được coi là một chất nhuận tràng tự nhiên.  Ngược lại, sữa công thức đặc hơn, có các loại protein kích thước lớn hơn và khó tiêu hoá với trẻ hơn. Do vậy, sử dụng sữa công thức nhiều khả năng gây ra các vấn đề về tiêu hoá hơn, mà điển hình nhất là táo bón. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là trẻ bú mẹ sẽ không bị táo bón hoặc tất cả trẻ dùng sữa công thức sẽ bị táo bón!

Mỗi em bé đều là một cá nhân khác nhau. Cho dù trẻ dùng sữa công thức hay bú mẹ, thì trẻ cũng thường sẽ dễ bị táo bón hơn khi bắt đầu ăn dặm. Một lưu ý nữa, những trẻ bú mẹ hoàn toàn thường sẽ không đi ngoài thường xuyên, tuy nhiên đa số các trường hợp này là do cơ thể trẻ đã hấp thu hết các dưỡng chất có trong sữa mẹ, chứ không phải do trẻ bị táo bón.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị táo bón

Các dấu hiệu táo bón bao gồm:

– Đi ngoài ít hơn bình thường hoặc đi ngoài không đều đặn

– Phân cứng, lổn nhổn

– Có máu trong phân hoặc có máu khi chùi

– Đau khi đi ngoài, với những trẻ chưa biết nói có thể biểu hiện bằng việc rặn đỏ mặt và khóc

– Bụng cứng

– Không thích thú với việc ăn uống

Số lượng tã/bỉm bẩn trẻ thải ra mỗi ngày hoặc mỗi tuần cũng sẽ khác nhau giữa các trẻ. Hãy sử dụng các con số về số lượng bỉm bẩn trung bình của trẻ, đừng so sánh con bạn với những trẻ khác hoặc với anh chị của trẻ. Việc này sẽ giúp bạn biết được liệu trẻ có đang bị táo bón hay không.

Bạn cũng nên nhớ rằng, táo bón không chỉ là vấn đề về việc trẻ đi ngoài bao lâu một lần mà còn là vấn đề về việc trẻ gặp khó khăn như thế nào khi đi ngoài. Nếu trẻ 3-4 ngày mới đi một lần nhưng phân trẻ mềm và dễ đi thì không có vấn đề gì cả. Ngược lại nếu trẻ khó đi ngoài, phải rặn nhiều thì có thể trẻ đã bị táo bón.

Chuyển đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức có gây táo bón hay không?

Nếu trẻ mới chuyển đổi từ việc bú mẹ hoàn toàn sang dùng sữa công thức, bạn sẽ nhận thấy có sự thay đổi về tính chất phân của trẻ. Phân thường sẽ trở nên cứng hơn hoặc đổi màu. Bạn cũng sẽ nhận thấy trẻ xì hơi nhiều hơn, đặc biệt là nếu trẻ mới chuyển sang dùng sữa công thức. Tuy nhiên, cũng có thể bạn thấy trẻ không thay đổi gì cả.

Có loại sữa nào gây táo nhiều hơn hoặc mát hơn cho trẻ không?

Đầu tiên, bạn cần biết, có 3 dạng sữa công thức dành cho trẻ nhỏ bạn có thể lựa chọn là sữa bột, sữa đặc (loại này ít có ở Việt Nam) và sữa công thức pha sẵn. Với mỗi loại này, sữa có thể là sữa có nguồn gốc động vật (sữa bò, sữa dê), sữa có nguồn gốc đậu nành hoặc các loại công thức sữa đặc biệt (organic)

Một số loại sữa được quảng cáo là dễ tiêu hoá hơn các loại khác, nguyên nhân và vì đó là các loại sữa thuần nhất, nghĩa là trong quá trình sản xuất sữa đã được phân huỷ thành các phân tử nhỏ dễ tiêu hoá hơn, hoặc sữa được làm từ những thành phần đã được thiết kế để dễ tiêu hoá hơn. Tuy nhiên, cho dù được quảng cáo như thế nào thì cũng không có gì đảm bảo chắc chắn rằng sữa sẽ không khiến trẻ bị táo bón cả. Vậy bạn phải dựa vào yếu tố nào để chọn sữa? Với nhiều bà mẹ, việc đơn giản nhất là hỏi những bà mẹ khác về kinh nghiệm chọn sữa và đọc nhãn sản phẩm để tìm ra các thành phần “có vẻ” như là sẽ giúp trẻ dễ tiêu hoá.

Đổi loại sữa công thức khác có giúp ích gì không?

Đổi loại sữa công thức trẻ đang dùng cũng có thể tạo ra những khác biệt về vấn đề tiêu hoá của trẻ, bởi trẻ rất nhạy cảm với các thành phần gây táo bón của loại sữa cũ. Tuy nhiên, đổi loại sữa công thức cũng có thể khiến tình trạng táo bón nặng hơn, đặc biệt là nếu bạn đổi quá thường xuyên.

Nói cách khác, bạn không nên chỉ cho trẻ dùng thử một loại sữa nào đó trong 1-2 ngày sau đó đổi ngay sang loại sữa khác khi nhận thấy trẻ có biểu hiện táo bón.  Thay vào đó, hãy cố gắng cho trẻ uống loại sữa này thêm vài tuần nữa để xem trẻ có thể thích nghi được hay không.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, đổi sữa sẽ là một lựa chọn tốt. Các trường hợp này bao gồm:

– Trẻ bị dị ứng với loại sữa đã dùng trước đó

– Trẻ rất quấy khóc khi dùng loại sữa đó

– Trẻ cần bổ sung nhiều sắt hơn trong chế độ ăn (cần được bác sĩ chỉ định), mặc dù đa số các loại sữa công thức đều có chứa sắt

– Trẻ yếu, mệt

– Trẻ bị nôn

– Trẻ đi ngoài ra máu

– Trẻ bị tiêu chảy

Đặc biệt trong các trường hợp trẻ có biểu hiện dị ứng thì việc đổi sữa với các thành phần khác sẽ giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn.

Bạn không bao giờ nên thử tạo ra một loại sữa công thức tự làm, handmade. Bác sĩ nhi khoa có thể giúp bạn tìm ra loại sữa phù hợp với trẻ.

Làm thế nào để giảm táo bón ở trẻ sơ sinh do dùng sữa công thức?

Với những trẻ lớn hơn, để giảm táo bón, bạn có thể thay đổi chế độ ăn của trẻ, ví dụ như bạn có thể cho trẻ uống các loại nước trái cây nguyên chất pha loãng với nước lọc như nước táo, mận, lê. Những loại nước này có chứa sorbitol, một loại đường hoạt động giống như một chất nhuận tràng và có thể giúp trẻ dễ đi hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên cho trẻ uống nhiều nước.

Nếu trẻ đã bắt đầu ăn thô, bạn có thể cho trẻ ăn các thực phẩm giàu chất xơ như đậu, mận, ngũ cốc nguyên cám, rau xanh. Với những trẻ nhỏ hơn, bạn có thể thử các cách sau:

– Tập đạp xe: cho trẻ nằm ngửa, bạn cầm hai chân của trẻ và cho trẻ đạp vào không khí giống như khi đạp xe đạp

– Massage: massage bụng cho trẻ và tăng tiếp xúc da kề da với trẻ

– Tắm: tắm nước ấm có thể giúp các cơ bắp thư giãn và dễ đi ngoài hơn

Nếu những biện pháp trên không hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ gợi ý các biện pháp điều trị khác. Bạn không nên sử dụng các loại dầu khoáng, thuốc nhuận tràng hoặc thụt hậu môn cho trẻ.

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Trong đa số các trường hợp, táo bón ở trẻ sơ sinh sẽ không cần đến gặp bác sĩ và tương đối dễ giải quyết. Trong các trường hợp hiếm gặp, táo bón có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khoẻ khác. Bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu:

– Trẻ vẫn bị táo bón cho dù bạn đã thay đổi chế độ ăn và dùng mọi cách kể trên

– Trẻ bị nôn mửa

– Trẻ suy nhược, yếu

– Trẻ bỏ ăn

– Có máu trong phân

– Phân có màu đen (sau khi trẻ đã trải qua giai đoạn phân su)

Làm thế nào để trẻ có một chế độ dinh dưỡng cân bằng, tốt cho hệ tiêu hoá? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

ThS. Lưu Liên Hương

Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY