Thiếu sắt ở trẻ em: Mẹo phòng ngừa cho cha mẹ

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Thiếu sắt ở trẻ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nói chung và dẫn đến tình trạng thiếu máu. Hãy cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu xem trẻ cần bao nhiêu chất sắt, các nguồn cung cấp chất sắt tốt nhất và hơn thế nữa để phòng ngừa thiếu sắt cho trẻ.

50 Iron-Rich Foods for Babies, Toddlers & Kids - Kids Eat in Color

Tại sao sắt lại quan trọng đối với trẻ em?

Sắt là một khoáng chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, nhưng một số trẻ có thể gặp phải tình trạng không có đủ lượng sắt cần thiết. 

Trong cơ thể, sắt không thể thiếu trong quá trình giúp di chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan và giúp cơ bắp lưu trữ cũng như sử dụng oxy. Nếu chế độ ăn của trẻ thiếu sắt, trẻ có thể phát triển tình trạng thiếu khoáng chất này và đây là một vấn đề khá phổ biến. Thiếu sắt có thể xảy ra ở nhiều cấp độ, gây nên tình trạng từ thiếu máu nhẹ đến thiếu máu do thiếu sắt – tình trạng máu không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Nếu không được điều trị, thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Trẻ em cần bao nhiêu sắt là đủ?

Bất cứ trẻ nào khi sinh ra đều có lượng sắt dự trữ trong cơ thể, nhưng lượng sắt bổ sung ổn định vẫn rất cần thiết để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Dưới đây là hướng dẫn về nhu cầu sắt ở các độ tuổi khác nhau:

Nhóm tuổi

Lượng sắt khuyến nghị mỗi ngày

7-12 tháng

11 mg

13 năm

7 mg

4-8 năm

10 mg

9-13 năm

8 mg

14-18 tuổi, trẻ gái

15 mg

14-18 tuổi, trẻ trai

11 mg

Trẻ nào có nguy cơ thiếu sắt?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ thiếu sắt cao nhất bao gồm:

  • Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân
  • Trẻ phải uống sữa bò hoặc sữa dê trước 1 tuổi
  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nhưng mẹ không được cung cấp thực phẩm bổ sung có chứa sắt sau 6 tháng tuổi
  • Trẻ uống sữa công thức không được bổ sung sắt
  • Trẻ từ 1 đến 5 tuổi uống hơn 710 ml sữa bò, sữa dê hoặc sữa đậu nành mỗi ngày
  • Trẻ em có một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như nhiễm trùng mạn tính hoặc chế độ ăn kiêng hạn chế
  • Trẻ đã bị phơi nhiễm tiếp xúc với chì
  • Trẻ không ăn đủ thực phẩm giàu chất sắt
  • Trẻ thừa cân hoặc béo phì

Đặc biệt, trẻ gái vị thành niên cũng có nguy cơ thiếu sắt cao hơn vì cơ thể mất chất sắt trong thời kỳ kinh nguyệt.

Xem thêm: Bác sĩ khám dinh dưỡng tốt nhất ở Hà Nội bố mẹ nên biết.

Những dấu hiệu và triệu chứng của thiếu sắt ở trẻ em là gì?

Quá ít sắt có thể làm giảm khả năng hoạt động của trẻ. Tuy nhiên, hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng thiếu sắt ở trẻ không xuất hiện cho đến khi các dấu hiệu của thiếu máu do thiếu sắt xảy ra. Nếu trẻ có các yếu tố nguy cơ thiếu sắt, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thiếu máu do thiếu sắt có thể bao gồm:

  • Da nhợt nhạt
  • Mệt mỏi thường xuyên
  • Tay chân lạnh
  • Tốc độ tăng trưởng và phát triển chậm lại
  • Kém ăn
  • Thở nhanh bất thường
  • Các vấn đề về hành vi
  • Nhiễm trùng thường xuyên
  • Cảm giác thèm ăn bất thường đối với các chất không có dinh dưỡng, chẳng hạn như nước đá, chất bẩn, sơn hoặc tinh bột

Làm thế nào để có thể phòng tránh được tình trạng thiếu sắt ở trẻ em?

Nếu trẻ bú sữa công thức có tăng cường sắt, trẻ có khả năng nhận được lượng sắt đủ theo khuyến nghị nhu cầu. Nếu trẻ bú sữa mẹ, người mẹ nên tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế hay chuyên gia dinh dưỡng về việc bổ sung sắt cho bản thân. 

Một số khuyến nghị chung bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh đủ tháng. Bắt đầu cho trẻ uống bổ sung sắt khi trẻ được 4 tháng tuổi. Tiếp tục cho trẻ ăn bổ sung cho đến khi trẻ ăn 2 hoặc nhiều phần thức ăn giàu sắt mỗi ngày hơn, chẳng hạn như các loại ngũ cốc tăng cường sắt hoặc thịt đỏ xay nhuyễn. 
  • Trẻ sinh non tháng. Bắt đầu cho trẻ uống bổ sung sắt khi trẻ được 2 tuần tuổi. Tiếp tục cho trẻ uống bổ sung cho đến khi trẻ được 1 tuổi.
  • Một số lưu ý khác có thể thực hiện để ngăn ngừa thiếu sắt bao gồm:
  • Ăn thực phẩm giàu sắt. Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm – thường trong độ tuổi từ 6 tháng tuổi – hãy cung cấp thực phẩm có bổ sung thêm sắt chẳng hạn như ngũ cốc tăng chất sắt, thịt xay hay đậu xay nhuyễn. Đối với trẻ lớn hơn, các nguồn cung cấp chất sắt tốt bao gồm thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu…
  • Đừng lạm dụng sữa. Trong độ tuổi từ 1 đến 5, không cho trẻ uống quá 710 ml sữa mỗi ngày.
  • Tăng cường khả năng hấp thụ. Vitamin C giúp thúc đẩy sự hấp thụ sắt trong chế độ ăn uống. Có thể giúp trẻ hấp thụ sắt tốt hơn bằng cách cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C – chẳng hạn như trái cây họ cam quýt, dưa đỏ, dâu tây, ớt chuông, cà chua và các loại rau có màu xanh đậm.

Cha mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra tình trạng thiếu sắt. Thiếu sắt và thiếu máu do thiếu sắt thường được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu. Tùy thuộc vào kết quả sàng lọc, bác sĩ có thể đề nghị bổ sung sắt uống hoặc vitamin tổng hợp hàng ngày hoặc xét nghiệm thêm.

Thiếu sắt ở trẻ em có thể được ngăn ngừa. Để giữ cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ đi đúng hướng, hãy cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn hàng ngày, cũng như nói chuyện với bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng về nhu cầu khám sàng lọc và bổ sung chất sắt định kỳ.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM là địa chỉ hàng đầu trong khám, sàng lọc và tư vấn về dinh dưỡng ở trẻ. Tại đây, với đội ngũ chuyên gia hàng đầu, hệ thống máy móc hiện đại, trẻ sẽ được khám, sàng lọc và tư vấn chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho từng thể trạng và độ tuổi. Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

TS. BS Trương Hồng Sơn

Viện trưởng

Viện Y học ứng dụng Việt Nam



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY