Thiếu vitamin D có làm tăng mức độ nghiêm trọng của COVID-19 không? 

10/03/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Mối liên quan giữa COVID-19 và vitamin D

Lượng vitamin D trong cơ thể liên quan đến tình trạng bệnh COVID-19 | Khoa học | Vietnam+ (VietnamPlus)

Ở những bệnh nhân COVID-19, mức độ nghiêm trọng của bệnh thường được xác định bởi sự có mặt của viêm phổi /hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), viêm cơ tim, huyết khối vi mạch và/hoặc cơn bão cytokine, tất cả đều liên quan đến tình trạng viêm tiềm ẩn. Trong khi tế bào T-CD8 đặc hiệu cho COVID-19 và các kháng thể đặc hiệu do tế bào B tiết ra là rất quan trọng để loại bỏ vi-rút, thì tình trạng viêm không đặc hiệu không kiểm soát và giải phóng cytokine có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho phổi và các cơ quan quan trọng khác. Do đó, việc giảm tình trạng viêm không đặc hiệu ban đầu này trong COVID-19 có thể tạo thời gian cho sự phát triển miễn dịch đặc hiệu chống lại COVID-19.

Một biện pháp bảo vệ chính chống lại tình trạng viêm không kiểm soát và chống lại sự lây nhiễm vi rút nói chung, được đảm nhiệm bởi các tế bào lympho T điều hòa (Tregs). Nồng độ các tế bào Tregs đã được báo cáo là thấp ở một nhóm bệnh nhân COVID-19, và ‘thấp hơn rõ rệt trong các trường hợp nặng’. Trong một nghiên cứu trên các bệnh nhân lớn tuổi tại viện dưỡng lão, nồng độ cao Treg trong máu được phát hiện có liên quan đến việc giảm mức độ bệnh vi-rút đường hô hấp. Những quan sát này cho thấy rằng nếu nồng độ Treg có thể tăng lên, thì có thể có lợi trong việc làm giảm mức độ nghiêm trọng của các bệnh do vi rút và có lẽ trong đó có COVID-19.

Nồng độ các tế bào lympho T điều hòa có thể được tăng lên bằng cách bổ sung vitamin D. Tầm quan trọng của vitamin D trong các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp được chứng minh bởi thực tế là tình trạng nồng độ vitamin D thấp là phổ biến trong dân số trên toàn thế giới và điều này có liên quan đến sự tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh viêm phổi và nhiễm trùng đường hô hấp trên do vi rút. Sự thiếu hụt vitamin D (25-hydroxyvitamin D (25 (OH) D) huyết thanh <50 nmol/L) hiện diện ở 30–60% dân số ở Tây, Nam và Đông Âu và lên đến 80% dân số ở các nước Trung Đông. Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng hơn (nồng độ huyết thanh <30 nmol/L) được báo cáo ở hơn 10% người châu Âu.

Lượng vitamin D thấp cũng có liên quan đến sự gia tăng các cytokine gây viêm

Một nghiên cứu về những phụ nữ khỏe mạnh ở Hoa Kỳ đã phát hiện ra mối quan hệ nghịch đảo đáng kể giữa nồng độ 25 (OH) D trong huyết thanh và TNF-alpha. Trong một báo cáo khác, nồng độ IL6 được phát hiện tăng ở những người thiếu vitamin D. Trong nhiều nghiên cứu trên động vật và các mô hình tế bào in vitro , vitamin D3 đã được chứng minh là có khả năng điều hòa việc sản xuất các cytokine gây viêm, chẳng hạn như TNF-alpha và IL6, đồng thời làm tăng các cytokine ức chế. Các nghiên cứu này nêu lên khả năng rằng lượng vitamin D đầy đủ có thể làm giảm tỷ lệ tạo cơn bão cytokine, điều có thể xảy ra trong COVID-19.

Biến chứng huyết khối thường cũng rất gặp ở bệnh nhân COVID-19. Điều thú vị là, vitamin D cũng tham gia vào quá trình điều chỉnh các con đường hình thành huyết khối, và sự thiếu hụt vitamin D có liên quan đến sự gia tăng các đợt huyết khối. Sự thiếu hụt vitamin D cũng xảy ra thường xuyên hơn ở những bệnh nhân béo phì và tiểu đường. Mà những bệnh này được báo cáo là làm tăng tỷ lệ tử vong ở COVID-19. Ở nhóm người da đen, châu Á và dân tộc thiểu số, melanin tăng cao làm giảm quá trình sản xuất vitamin D khi tiếp xúc với bức xạ tia cực tím trong ánh sáng mặt trời, do đó họ thường xuyên gặp tình trạng thiếu vitamin D. Đồng thời theo báo cáo, nguy cơ tử vong do COVID-19 cũng gia tăng ở chính những nhóm dân số này.

Vậy có nên bổ sung vitamin D không?

7 cách hiệu quả để tăng mức vitamin D của bạn | Vinmec

Dựa trên những phát hiện này, có ba câu hỏi cần đặt ra. Những bệnh nhân nhập viện vì bệnh COVID-19 nặng có nồng độ vitamin D và Treg thấp hơn so với những bệnh nhân dương tính với COVID-19 có bệnh nhẹ hơn và được cách ly tại nhà không? Bổ sung vitamin D có làm tăng nồng độ Tregs ở những bệnh nhân này không? Việc bổ sung vitamin D trong dân số nói chung (đặc biệt là những người thiếu vitamin D) có làm giảm tỷ lệ nhập viện (hoặc số ngày nằm viện) khi xảy ra COVID-19 không? Nếu vitamin D có tác dụng chống lại COVID-19, thì mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ giảm bớt vì việc tiếp xúc với ánh nắng ngày càng nhiều trên da vào mùa xuân làm tăng sản xuất vitamin D nội sinh thông qua quá trình quang phân 7-dehydrocholesterol.

Điều quan trọng là phải nhận ra rằng cơ thể có khả năng gây ngộ độc vitamin D. Do đó, việc bổ sung nhiều hơn lượng bổ sung thông thường hàng ngày chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát y tế. Hiệu quả của việc bổ sung vitamin D trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính đã được chứng minh rõ ràng nhất khi sử dụng liều thấp lâu dài.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

ThS. BS Đoàn Ngọc Hà 

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM 

Theo NCBI 



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY