Có nhiều nguyên nhân tác động gây rụng tóc, như di truyền, nội tiết, dầu gội, thói quen sinh hoat, tuổi tác… trong đó nguyên nhân thiếu dinh dưỡng, vitamin đóng một vai trò cơ bản nhất. Nếu mỗi ngày tóc bị rụng nhiều hơn 50 tới 100 sợi thì được coi là có chứng bệnh rụng tóc, bạn có thể nhận thấy rõ nét khi chải tóc hàng ngày.
Tất nhiên khi rụng tóc kèm theo các bệnh lý khác thì các bạn cần gặp các bác sỹ chuyên khoa để có những lời khuyên và điều trị hợp lý.
Bài viết này PGs.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh – Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ 6 vi chất chất dinh dưỡng quan trọng bạn có thể bị thiếu và cần phải đưa vào đủ trong khẩu phần ăn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho tóc.
Vitamin D
Vitamin D là vitamin kháng viêm chung và tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể. Chúng có vai trò quan trọng trong nuôi dưỡng nang tóc, đảm bảo tóc khỏe mạnh.
Dấu hiệu thiếu hoặc nguy cơ cao thiếu vitamin D
Những người sống ở xứ lạnh, hàng ngày tiếp xúc ít với ánh sáng mặt trời, nguồn ánh sáng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D. Những người ăn chay, ăn chay trường, thực phẩm nguồn thực vật là chủ yếu. Dấu hiệu thay đổi tâm trạng. mệt mỏi, đau xương và cơ,mất xương, cơ yếu và hay gặp chuột rút.
Nguồn vitamin D
Tắm nắng, tiếp xác nhiều hơn với ánh nắng, với vị trí của Việt Nam, bạn nên tắm nắng vào thời điểm 8-9 giờ sáng, hoặc 4-5 giờ chiều, mỗi tuần 3-4 lần là phù hợp nhất. Ăn những thực phẩm giàu vitamin D: sữa và chế phẩm, trứng, cá biển, gan cá biển, cá tuyết, cá hồi, các loại nấm, thực phẩm tăng cường vitamin D
Bác sỹ cũng có thể chỉ định sử dụng vitamin D dưới dạng viên hoặc ống thuốc nước. PGS. Nguyễn Xuân Ninh cũng lưu ý sử dụng quá liều vitamin D có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sắt/Iron
Sắt là chất khoáng cơ bản để tạo máu – hemoglobin của hồng cầu, chất này sẽ gắn oxy đtừ phổi và đưa đến các cơ quan bộ phận khác của thể, bao gồm cả mô tóc của con người.
Cơ thể thường ưu tiên dinh dưỡng cho các cơ quan có chức năng quan trọng trước, ví dụ chức năng hô hấp, tim mạch, hoạt động của cơ bắp, hơn là cho phát triển của tóc. Nếu như dự trữ sắt trong cơ thể thấp, các cơ quan như phổi, khối cơ và một số cơ quan khác sẽ được ưu tiên trước, và có thể không còn gì cho tóc của bạn, và tất nhiên tóc sẽ bị thiếu sắt và dễ bị rụng.
Biểu hiện của thiếu sắt
Xét nghiệm máu là biện pháp cơ bản nhất để chẩn đoán xác định thiếu máu, hoặc thiếu sắt hay không? Dấu hiệu lâm sàng như da xanh, niêm mạc nhợt, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, móng tay khô giòn… cũng có thể quan sát thấy, nhưng thường là thiếu máu năng, và đôi khi nguyên nhân thiếu máu phức tạp, phải xét nghiệm mới xác định được. Ví dụ bệnh thiếu máu tan máu hồng cầu nhỏ thalassemia, có tính di truyền từ bố mẹ cho con.
Nguồn thực phẩm nhiều sắt
Các thực phẩm nguồn động vật như thịt máu đỏ (cá hồi, thịt bò, tiết, phủ tạng. lòng đỏ trứng), thực phẩm tăng cường sắt, các loại hạt họ đậu đỗ, ccas loại rau xanh và ngũ cốc cũng có sắt những với hàm lượng thâp.
Khi cần thiết, bác sỹ cũng có thể hướng dẫn bạn sử dụng các chế phẩm dược có chứa sắt.
Đọc thêm: 7 thực phẩm giàu sắt nên có trong chế độ dinh dưỡng của bạn
Biotin
Còn có tên khác là B7 hoặc vitamin H, có tác dụng duy trì sức khỏe cho da, tóc, mắt, gan và cả hệ thần kinh của cơ thể.
Là một loại vitamin nhóm B cần thiết cho dinh dưỡng của tóc, vì chúng tham gia vào quá trình sản xuất keratin- một protein cơ bản của tóc. Một số nghiên cứu về bệnh lạ của tóc và da đầu cso sự thiếu hụt biotin, và khi được bổ sung biotin thấy có tiến triển tốt hơn rõ rệt về chất lượng cũng như phát triển của tóc.
Dấu hiệu thiếu biotin
Dấu thiệu thiếu bitin cũng ít gặp. Một số đối tượng có nguy cơ cao hơn như do yếu tố di truyền, phụ nữ có thai, cho con bú. Khi bị thiếu Biotin, các dấu hiệu như nổi mẩn da, móng giòn, rụng tóc có thể xuất hiện.
Nguồn cung cấp Biotin
Thông thường mọi người sẽ nhận được một hàm lượng vitamin H vừa đủ thông qua chế độ ăn uống khoa học cân đối. Nguồn biotin phong phú là gan động vật, gan bò, lòng đỏ trứng, cá hồi, thịt bò, thịt lợn, các loại hạt có dầu như hướng dương, hạt dẻ, óc chó, và khoai lang.
Biotin là vitamin tan trong nước, không được dự trữ trong cơ thể, bởi vậy nó sẽ được bài tiết ra khỏi cơ thể khi lượng đưa vào cơ thể vượt quá nhu cầu. Nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng chế phẩm bổ sung
Folic Acid (Folate) và Vitamin B12
Folate và B12 thuộc vitamin nhóm B, cúng tác dụng tương hỗ nhau đảm bảo sức khỏe cho nang và mô tóc. Cả 2 loại tham gia vào quá trình tổng hợp acid nucleic-tổng hợp protein của tóc, làm sợi tóc dài ra hàng ngày.
Dấu hiệu thiếu Folate và Vitamin B12: thường xuyên mệt mỏi, cảm giác yếu cơ, tóc rụng, da xanh… là những dấu hiệu gợi ý. Ngoài da có thể có các triệu chứng ngứa, hay quên, phản ứng chậm, thay đổi tâm trạng, lưỡi đỏ và đau rát.
Nguồn cung cấp Folate và Vitamin B12: Folate có nhiều ở gan bò, lợn, ngũ cốc và bột mỳ tăng cường vi chất, một số loại rau quả. Trong khi B12 có nhiều ở gan bò, nghêu, sò, hàu, nấm men, cá hồi, cá ngừ; sữa và chế phẩm, sữa chua, ngũ cốc tăng cường vi chất.
Kẽm / Zinc
Là vi chất cơ bản, kẽm có hàng trăm chức năng với cơ thể con người, trong đó có chức năng với sức khỏe của tóc. Thiếu kẽm dẫn đến dấu hiệu hói đầu ở nam giới, rụng tác ở nữ giới. Kẽm có vai trò quan trọng với chức năng tuyến ức, một tuyến nội tiết rất quan trọng cho hoạt động bình thường của tóc , khi chức năng này giảm dẫn đến hiện tượng rụng tóc.
Dấu hiệu thiếu kẽm: Đi cùng dấu hiệu tóc rụng, bạn sẽ thấy dấu hiệu cán ăn, mệt mỏi, rối loạn hoặc mất chức năng vi giác của lưỡi.
Nguồn cung cấp kẽm: Có nhiều ở các loại thịt bò, gà tây, cua, tôm, hàu, sò , các thực phẩm tăng cường vi chát, pho mai, các loại hạt họ đậu. Nếu bạn muốn sử dụng chế phẩm thuốc bổ sung, nên trao đổi với bác sỹ để được tư vấn.
Đọc thêm: Có nên bổ sung sắt, kẽm cho trẻ 4-6 tháng tuổi hay không?
Vitamin C
Vitamin C có nhiều chức năng, chức năng quan trọng là giúp hấp thu sắt, kẽm từ thực phẩm tốt hơn, giúp tạo mô liên kết của tóc vứng chắc hơn.
Dấu hiệu thiếu hụt Vitamin C: bệnh thiếu vitamin C điển hình (scurvy) ngày nay ít gặp. Những người ăn ít rau xanh, hoa quả tươi có nguy cơ cao thiếu vitamin C; có thể gặp các dấu hiệu dễ nhiễm khuẩn, mảng bầm tím dưới da, do vỡ mạch máu… Những người hút thuốc lá, dễ bị tiêu chảy do bệnh kém hấp thu ( Celiac, Crohn) cũng hay thiếu vitamin C.
Nguồn vitamin C: từ rau quả tươi, đặc biệt cao là ớt chuông, bông cải xanh, họ cam quýt bưởi, kiwi, serrie, dây tây rất giàu vitamin C
Lời kết: Rụng tóc, hói đầu có thể có nhiều nguyên nhân gây ra, thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân rất hay gặp và có thể khắc phục được sớm.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học, bạn cần chú ý đến những thói quen hàng ngày có thể gây rụng tóc và hói đầu; ví dụ như cần lựa chọn loại dầu gội đầu phù hợp, hạn chế dùng keo xịt tóc, sấy tóc ở nhiệt độ không quá nóng; cần ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, mát xa đầu hàng ngày 1-2 lần, hạn chế sử dụng các thực phẩm có hại như rượu bia, đồ chiên rán, huát thuốc lá. Nên tập thể dục thể thao đều đặn, ngoài trời, tăng cường tiếp xúc ánh sáng mặt trời.
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
PGs.TS.Bs Nguyễn Xuân Ninh – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM