Những thực phẩm có thể ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt

13/08/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Thực phẩm gây mất cân bằng hormone hoặc tăng viêm có thể gây ra các vấn đề về kinh nguyệt. Tránh hoặc giảm những thực phẩm này có thể có tác động tích cực đến chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe tổng thể của bạn.

Thực phẩm nhiều đường

Đường gây viêm bằng cách thúc đẩy tình trạng kháng insulin. Khi ăn quá nhiều đường hoặc thực phẩm dễ tiêu hóa thành đường (bánh mì, ngũ cốc, mì ống), tuyến tụy cần bơm insulin để đưa đường ra khỏi máu và vào các tế bào. Tuyến tụy có thể tự hoạt động quá mức và bơm quá nhiều insulin. Điều này gây tăng cân (đặc biệt là xung quanh vùng bụng) và tình trạng viêm. Quá nhiều insulin có thể ngăn chặn quá trình rụng trứng và khiến buồng trứng sản xuất testosterone. Nếu bạn không bị kháng insulin, chuyên gia dinh dưỡng VIAM clinic khuyến cáo chỉ nên tiêu thụ 25 gam đường mỗi ngày trong chế độ ăn uống. Nếu bị kháng insulin hoặc gặp vấn đề về kinh nguyệt, tốt nhất là loại bỏ đường bổ sung khỏi chế độ ăn uống.

Đồ uống có cồn

Rượu gây viêm. Nó cũng ảnh hưởng đến sự điều hòa trục hạ đồi – tuyến yên – thượng thận và ngăn chặn sự hấp thụ vitamin B. Gan hoạt động để đưa rượu ra khỏi cơ thể vì nó được coi là chất độc trong cơ thể. Khi gan giải độc rượu, nó không thể xử lý estrogen. Kết quả là, những người uống rượu thường có mức estrogen cao hơn, gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Đọc thêm: 6 mẹo để giảm đầy hơi trong kỳ kinh nguyệt

Dầu thực vật

Dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu ngô và dầu hạt bông rất giàu chất béo omega-6. Chất béo omega-6 là một axit béo gây viêm. Chế độ ăn uống tiêu chuẩn thường có nhiều chất béo omega-6 và ít chất béo omega-3. Bạn có thể sử dụng các loại dầu lành mạnh hơn như dầu ô liu nguyên chất, dầu dừa, bơ hữu cơ hoặc dầu bơ và hạn chế ăn ngoài (đặc biệt là thực phẩm ăn nhanh) là cách tốt nhất để giảm lượng tiêu thụ các loại dầu này.

Gluten và sữa

Gluten và sữa là hai loại thực phẩm nhạy cảm phổ biến nhất có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Gluten có thể gây viêm. Nó cũng có thể góp phần gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều, chứng đau nửa đầu tiền kinh nguyệt và bệnh lạc nội mạc tử cung. Các loại ngũ cốc có chứa gluten bao gồm lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và yến mạch. Gạo, ngô, khoai tây và hạt diêm mạch không chứa gluten. 

Giống như gluten, một số người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa protein từ sữa, đặc biệt là casein A1. Nhạy cảm với sữa có thể gây ra:

  • Mụn trứng cá
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Kinh nguyệt ra nhiều
  • Đau bụng kinh
  • Viêm
  • Sốt cỏ khô
  • Viêm xoang tái phát
  • Chàm
  • Hen suyễn

Các sản phẩm từ sữa bao gồm: Kem đặc, bơ, phô mai, các sản phẩm từ sữa động vật.

Cách tốt nhất để biết liệu mình có nhạy cảm với sữa hay gluten là loại trừ hết các sản phẩm có chứa gluten/ sữa khỏi chế độ ăn trong ít nhất bốn tuần để theo dõi các triệu chứng có thuyên giảm không. Nếu nghi ngờ mình bị dị ứng hoặc nhạy cảm với gluten, sữa, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và có thể tiến hành xét nghiệm máu xác định phát hiện tình trạng này 

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Trương Phan Hồng Hà – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY