Bài viết dưới đây sẽ liệt kê một số loại thực phẩm và đồ uống mà những người bị viêm khớp nên tránh.
Contents
Đường bổ sung
Việc hạn chế ăn đường mang đến nhiều lợi ích cho tất cả các đối tượng và đặc biệt là những người bị viêm khớp. Đường bổ sung được tìm thấy trong kẹo, nước ngọt có ga, kem và nhiều loại thực phẩm khác, bao gồm nước sốt thịt nướng, nước sốt salad và sốt cà chua.
Nghiên cứu chỉ ra nước ngọt có ga và các món tráng miệng có nhiều khả năng làm trầm trọng thêm các triệu chứng của người bị viêm khớp.
Thịt chế biến sẵn và thịt đỏ
Những người ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể có nồng độ interleukin-6 (IL-6), protein phản ứng C (CRP) và homocysteine cao hơn. Đây là những dấu hiệu của tình trạng viêm. Nghiên cứu cho thấy thịt đỏ thường làm các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp trở nặng hơn. Chế độ ăn thuần thực vật không bao gồm thịt đỏ có thể cải thiện các triệu chứng viêm khớp.
Thực phẩm chứa gluten
Gluten là một nhóm protein có trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và các loại ngũ cốc khác. Việc ăn các loại thực phẩm không chứa gluten có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp.
Đọc thêm tại bài viết: 6 mẹo ăn kiêng để giảm viêm khớp
Thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thực phẩm siêu chế biến như thức ăn nhanh, ngũ cốc ăn sáng và đồ nướng có xu hướng chứa nhiều ngũ cốc tinh chế, đường bổ sung, chất bảo quản, đường fructose và các thành phần có khả năng gây viêm khác, tất cả đều gây ảnh hưởng đến những người bị viêm khớp.
Các loại thực phẩm chế biến sẵn làm tăng nguy cơ béo phì, gây viêm, đây là những yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Thậm chí, những người ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn còn có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim hơn, nồng độ HbA1c cao hơn, một dấu hiệu kéo dài trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Do đó, việc tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh khác, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn.
Một số loại dầu thực vật
Chế độ ăn nhiều chất béo omega-6 và ít chất béo omega-3 gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Làm xuất hiện các triệu chứng như đau đầu gối, thường gặp ở viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp.
Những chất béo này cần thiết cho cơ thể nhưng sự mất cân bằng có thể làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm.
Omega-3 có trong các loại cá béo, hạt có dầu và rau xanh, trong khi omega-6 có trong bơ thực vật, mỡ và các loại dầu ăn như ngô và dầu cây rum.
Đảm bảo tiêu thụ cân bằng giữa các loại dầu này có thể cải thiện các triệu chứng của viêm khớp.
Thực phẩm giàu muối
Cắt giảm lượng muối tiêu thụ là tốt cho sức khỏe của những người bị viêm khớp. Thực phẩm giàu muối như tôm, súp đóng hộp, pizza, một số loại pho mai, thịt chế biến sẵn và nhiều thực phẩm chế biến sẵn khác.
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy bệnh viêm khớp trở nặng hơn ở những con chuột áp dụng chế độ ăn nhiều muối so với những con có chế độ ăn ít muối. Lượng natri cao có thể là yếu tố nguy cơ mắc các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp ở người, muối kích thích quá trình miễn dịch dẫn đến viêm nhiễm.
Thực phẩm giàu AGEs (sản phẩm glycat hóa bền vững)
Các sản phẩm glycat hóa bền vững trong chế độ ăn uống là sản phẩm cuối cùng của phản ứng tạo liên kết ngang giữa đường và protein hoặc chất béo. Chúng tồn tại trong thực phẩm động vật chưa nấu chín và được hình thành thông qua các phương pháp nấu nướng nhất định.
Thực phẩm có hàm lượng AGEs cao bao gồm:
- Thực phẩm động vật giàu protein, nhiều chất béo được rán, quay, nướng hoặc áp chảo, chẳng hạn như: thịt xông khói, bít tết áp chảo hoặc nướng, gà rán hoặc quay, xúc xích nướng
- Khoai tây chiên
- Bơ thực vật
- Sốt mayonnaise.
Khi AGEs tích lũy trong cơ thể, stress oxy hóa và tình trạng viêm có thể xảy ra, điều này có liên quan đến sự tiến triển của bệnh ở những người bị viêm khớp.
Những người bị viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, có thể có lượng AGEs trong cơ thể cao hơn những người không mắc bệnh. Sự tích tụ AGE trong xương và khớp khiến tình trạng bệnh viêm xương khớp tiến triển nặng.
Việc thay thế thực phẩm có AGE cao bằng thực phẩm nguyên chất, giàu dinh dưỡng như rau, trái cây, các loại đậu và cá có thể làm giảm tổng lượng AGE trong cơ thể bạn.
Các loại đồ uống cần tránh với người bị viêm khớp
Rượu vang đỏ và các loại rượu khác
Rượu vang đỏ có chứa resveratrol, một chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng loại rượu nào cũng ít nhiều gây hại cho cơ thể. Uống rượu mỗi tuần một lần hoặc nhiều hơn có thể làm tăng nguy cơ viêm xương khớp.
Tiêu thụ rượu làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, góp phần gây ra bệnh gút.
Các nghiên cứu chỉ ra uống rượu có thể làm tăng tổn thương cấu trúc cột sống ở những người bị viêm cột sống dính khớp. Tóm lại, tốt nhất bạn nên hạn chế uống rượu vì nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm khớp.
Đồ uống có đường
Đồ uống có đường, như nước ngọt có ga, có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Đồ uống có chứa fructose làm gia tăng nồng độ axit uric, tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
Nước ngọt có ga và các đồ uống ngọt khác có chứa đường, aspartame và axit photphoric, có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe của xương.
Cà phê
Cà phê chứa chất chống oxy hóa có thể làm giảm viêm. Nhưng cà phê cũng chứa hàm lượng caffeine gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất là bạn nên tiêu thụ không quá 1-2 cốc cà phê mỗi ngày, tránh uống cà phê trước khi đi ngủ, tránh thêm quá nhiều đường, xi-rô hoặc kem vào cà phê.
Sữa
Sữa và các sản phẩm khác từ sữa có thể gây ra phản ứng viêm, điều này xảy ra phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Sữa là nguồn cung cấp vitamin D và canxi tốt.
Hãy chọn các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo để giảm nguy cơ tăng cân và chất béo không lành mạnh.
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Bs. Mai Hương – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM