Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường được chẩn đoán lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai (thai kỳ). Giống như các loại bệnh tiểu đường khác, bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến cách các tế bào sử dụng đường (glucose). Tiểu đường thai kỳ gây ra lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
Tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm soát bằng cách ăn các thực phẩm lành mạnh, tập thể dục và nếu cần, dùng thuốc. Kiểm soát lượng đường trong máu có thể giữ cho phụ nữ có thai và thai nhi khỏe mạnh và ngăn ngừa các biến chứng sau này.
Contents
Các biến chứng của tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ không được quản lý cẩn thận có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao. Lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề cho cả người mẹ và thai nhi, bao gồm tăng khả năng sinh mổ.
Các biến chứng có thể ảnh hưởng đến thai nhi
Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, thai nhi có thể tăng nguy cơ:
– Cân nặng lúc sinh cao: Lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở người mẹ có thể khiến thai nhi phát triển quá lớn. Những em bé quá lớn – nặng từ 4kg trở lên – có nhiều khả năng bị chèn ép trong ống sinh, bị chấn thương khi sinh hoặc cần sinh mổ.
– Sinh sớm (thiếu tháng): Lượng đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh con trước ngày dự sinh của phụ nữ. Hoặc có thể được khuyến nghị sinh sớm vì em bé đã lớn.
– Khó thở nghiêm trọng: Trẻ sinh ra sớm từ những bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gặp phải hội chứng suy hô hấp – một tình trạng gây khó thở.
– Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết): Đôi khi trẻ có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh. Những đợt hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây co giật cho bé. Cho ăn nhanh chóng và truyền dung dịch đường tĩnh mạch có thể đưa lượng đường trong máu của trẻ trở lại bình thường.
– Béo phì và bệnh tiểu đường loại 2 sau này: Những trẻ có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì và tiểu đường loại 2 sau này.
– Thai chết lưu. Bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị có thể dẫn đến thai nhi chết trước hoặc ngay sau khi sinh.
– Các biến chứng có thể ảnh hưởng đến người mẹ
Bệnh tiểu đường thai kỳ cũng có thể làm tăng nguy cơ:
– Cao huyết áp và tiền sản giật: Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ cao huyết áp, cũng như tiền sản giật – một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ gây ra huyết áp cao và các triệu chứng khác có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và con.
– Sinh mổ (mổ đẻ): Người mẹ có nhiều khả năng sinh mổ nếu bị tiểu đường thai kỳ.
– Bệnh tiểu đường trong tương lai: Nếu bị tiểu đường thai kỳ, người mẹ có nhiều khả năng mắc lại bệnh này trong những lần mang thai tiếp theo. Họ cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2 cao hơn khi lớn tuổi.
Phòng ngừa
Không có gì đảm bảo có thể ngăn ngừa hoàn toàn bệnh tiểu đường thai kỳ – nhưng người mẹ càng có nhiều thói quen lành mạnh trước khi mang thai thì càng tốt. Nếu bạn đã bị tiểu đường thai kỳ, những lựa chọn lành mạnh sau đây cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh trong những lần mang thai sau này hoặc phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai.
– Ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe: Chọn thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo và calo. Tập trung vào trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Cố gắng đa dạng để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình mà không ảnh hưởng đến hương vị hoặc dinh dưỡng.
– Duy trì hoạt đông: Tập thể dục trước và trong khi mang thai có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ. Mục tiêu 30 phút hoạt động vừa phải vào hầu hết các ngày trong tuần: Đi bộ nhanh hàng ngày, đi xe đạp, bơi, những đợt hoạt động ngắn – chẳng hạn đi dạo một quãng ngắn – tất cả đều đem lại lợi ích.
– Bắt đầu mang thai ở mức cân nặng hợp lý: Nếu bạn dự định mang thai, giảm cân trước có thể giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh hơn. Tập trung vào việc thực hiện những thay đổi lâu dài đối với thói quen ăn uống có thể giúp bạn vượt qua thai kỳ, chẳng hạn như ăn nhiều rau và trái cây hơn.
– Đừng tăng cân hơn mức khuyến nghị: Tăng cân trong thời kỳ mang thai là bình thường và được khuyến nghị. Nhưng tăng cân quá nhanh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Hãy hỏi bác sĩ mức tăng cân hợp lý cho bạn là bao nhiêu.
Làm thế nào để có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tốt cho các bệnh mạn tính? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
ThS. BS Đoàn Ngọc Hà
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo MayoClinic