Tìm hiểu về Tiểu đường thai kỳ

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Có hai nguyên nhân các mẹ bầu cần nhiều insulin hơn:

– Khi mang thai, cơ thể người mẹ tiết ra một số hormone khiến insulin khó thực hiện nhiệm vụ kiểm soát đường huyết hơn. Do vậy, cơ thể bà mẹ cần nhiều insulin hơn mức bình thường.

– Vì bào thai phát triển và cần nhiều insulin hơn từ mẹ.

Không giống tiểu đường type 1 và 2, tiểu đường thai kỳ chỉ tạm thời và thường biến mất sau khi mang thai. Tuy nhiên, nếu phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ thì sau 5 năm, sẽ tăng  50-60% nguy cơ mắc tiểu đường type 2; vì vậy họ nên kiểm tra tiểu đường type 2 hằng năm sau khi đã sinh con.

Tại sao insulin lại quan trọng

Insulin là một loại hormone tự nhiên được cơ thể tạo ra. Insulin giúp các tế bào trong cơ thể có thể sử dụng đường trong máu. Nếu cơ thể không thể tiết đủ insulin đường huyết sẽ tăng cao.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng tới sức khỏe thai kì thế nào?

Nguy cơ cho mẹ:
  • Tăng khả năng phải sinh mổ
  • Tăng khả năng phát triển huyết áp cao; xuất hiện protein trong nước tiểu.
  • Tăng khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Nguy cơ cho trẻ gồm:

  • To và nặng cân khi chào đời. Trẻ sơ sinh mà quá to hoặc nặng cân khi chào đời có nguy cơ cao mắc các bệnh nghiêm trọng sau khi sinh.
  • Vai bị trật khớp trong quá trình chào đời (vì bé quá to nên không vừa đường dẫn sinh)
  • Lượng glucose cực thấp ngay sau khi sinh. Tình trạng này có thể xảy ra vì trước khi sinh, con bạn hấp thụ lượng glucose rất cao từ máu của bạn (qua nhau thai). Cơ thể bé thích nghi bằng cách tăng sản xuất insulin. Khi nhau thai bị cắt sau khi sinh, lượng glucose cao (từ máu mẹ) sẽ đột ngột dừng lại. Đứa bé sẽ vẫn giữ lượng insulin cao và như vậy có thể gây ra tình trạng glucose máu bị hạ xuống quá thấp.
  • Bệnh vàng da kéo dài sau sinh
  • Lượng canxi trong máu thấp
  • Hội chứng suy hô hấp (có thể rất nguy hiểm)

Hãy nhớ rằng, nếu bạn mắc tiểu đường thai kỳ, bạn nên kiểm tra tiểu đường type 2 hằng năm từ sau khi sinh cho tới cuối đời. Cách tốt nhất chống lại tiểu đường type 2 đó là cố gắng giữ cân nặng hợp lí và duy trì hoạt động thể chất phù hợp. 

Tôi có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ không?

Nếu như bạn có một hoặc nhiều hơn một yếu tố dưới đây, bạn sẽ có nhiều nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ:

  • Gia đình có lịch sử mắc tiểu đường type 2 (bố mẹ, anh trai hay chị gái)
  • Mắc tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước
  • Nếu con trước của bạn mắc dị tật bẩm sinh
  • Nếu bạn bị thừa cân
  • Nếu bạn quá 30 tuổi
  • Nếu bạn có tiền sử thai chết lưu hoặc sẩy thai ngoài ý muốn
  • Nếu đứa bé trước quá nặng khi chào đời (nặng hơn 4kg)
  • Nếu bạn có tiền sử tăng huyết áp cao khi mang thai, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc đa ối (quá nhiều nước ối)

Có thể làm gì khi mắc tiểu đường thai kỳ?

Hầu hết tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát thông qua chế độ ăn uống và luyện tập trong thai kỳ. Thường thì nó sẽ biến mất sau khi em bé ra đời vì nhu cầu cần lượng insulin cao (trong thời kỳ mang thai) không còn.

Một số phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ cần insulin để duy trì đường huyết ổn định trong thai kỳ. Nếu đủ insulin, bạn và con sẽ khỏe mạnh trong thai kỳ.

Nếu được chẩn đoán mắc tiểu đường, tốt nhất thai phụ nên để bác sĩ theo dõi bệnh thường xuyên. Bác sĩ có thể sẽ cung cấp một số biện pháp để thai phụ kiểm soát đường huyết trong thai kỳ.

Bạn nên hỏi bác sĩ về cách:

  • Duy trì lượng glucose máu ở mức khỏe mạnh.
  • Dùng máy đo glucose máu tại gia để kiểm tra. 
  • Kiểm soát cân nặng của bạn trong quá trình mang thai. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn đưa ra những chế độ dinh dưỡng cần thiết.
  • Cường độ luyện tập khỏe mạnh (luyện tập giúp cải thiện lượng glucose trong máu đối với một số người, quan trọng cho việc cải thiện sự dẻo dai và chuẩn bị cho việc sinh nở)

Hãy nhớ rằng, nếu bạn mắc tiểu đường thai kỳ, bạn nên kiểm tra tiểu đường type 2 hằng năm từ sau khi sinh cho tới cuối đời. Cách tốt nhất chống lại tiểu đường type 2 đó là cố gắng giữ cân nặng hợp lí và duy trì hoạt động thể chất phù hợp. 

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

 


| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY