Đau xương phát triển là tình trạng đau nhức cơ hoặc xương xảy ra khi trẻ phát triển quá nhanh. Trẻ em thường đau tăng vào cuối ngày hoặc giữa đêm và thường đau ở chân. Những cơn đau này có thể tăng lên và trở nên tồi tệ sau một ngày vận động thể chất cường độ cao, nhưng không phải lúc nào cũng có thể tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Triệu chứng
Những trẻ bị đau xương phát triển thường không đi kèm các triệu chứng nào khác (ví dụ như sút cân, sốt, hay sưng khớp), và cơn đau cũng không gây hạn chế các hoạt động của trẻ.
Đau xương phát triển cũng thường xảy ra ở:
– Cả trẻ trai và gái
– Cả hai chân
– Vị trí đau thường ở phía trước đùi, ở bắp chân, ở các cơ ở phía sau đầu gối và ở gót chân
– Trẻ em trong độ tuổi từ 3-5 và từ 8-12 tuổi
– Thường thấy ở hơn 30% trẻ em
Điều trị
Nếu bạn có thể giúp trẻ giảm đau và cảm thấy ổn hơn cho đến khi cơn đau quay trở lại, thì điều đó vẫn có thể là bình thường.
Dưới đây là một số phương pháp có thể giúp trẻ giảm đau:
– Nếu tình trạng đau xương phát triển gây đau chân ở trẻ thì bạn có thể giúp trẻ xoa bóp để giảm đau. Tuy nhiên trong trường hợp có chấn thương hoặc đau do một tình trạng khác thì việc xoa bóp có thể sẽ khiến cơn đau tồi tệ hơn.
– Bạn có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau vào buổi tối sau một ngày vận động nhiều (như sau khi chơi đá bóng) để xem liệu điều đó có giúp giảm cơn đau xuất hiện vào ban đêm không. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi bạn định cho trẻ uống thuốc giảm đau thường xuyên vào buổi tối.
– Thử chườm lạnh ở những vùng bị đau.
– Nếu cơn đau của trẻ trở nên dữ dội hơn vào những ngày trẻ có tập luyện thể chất, bạn có thể cân nhắc việc giới hạn thời gian hoặc cường độ hoạt động thể chất của trẻ một chút và khuyến khích trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn.
Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ
Nếu phương pháp bạn đang thực hiện chỉ có thể giúp giảm đau tạm thời cho đến lúc những cơn đau xuất hiện trở lại thì đó là điều bình thường ở tình trạng đau xương phát triển. Nhưng nếu những biện pháp đó không có tác dụng gì thì bạn nên đưa con đi khám bác sĩ nhi để được kiểm tra toàn diện.
Tuy những cơn đau ở chân thường bị quy cho chứng đau xương phát triển, nhưng cũng có nhiều tình trạng khác có thể gây đau xương. Nếu gặp phải tình trạng đó, con bạn có thể cần làm một vài xét nghiệm máu hoặc chụp X-quang để chắc chắn rằng đó là đau xương phát triển chứ không phải các bệnh khác.
Một số nguyên nhân khác cũng cần được loại trừ như nhiễm trùng, gãy xương do căng thẳng, khối u và bệnh thoái hóa xương khớp (OCD), thường gặp nhất ở khớp gối (nhưng cũng có thể xảy ra ở khuỷu tay hoặc mắt cá chân).
Làm thế nào để giúp con trẻ có chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp để có cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
ThS. BS Đào Ngọc
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Verywell Family