Trẻ bị táo bón có nên thụt tháo thường xuyên?

25/11/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Táo bón hiện nay ngày càng phổ biến, táo bón kéo dài có thể gây ra những triệu chứng như biếng ăn, kém hấp thu, chậm tăng cân, trẻ quấy khóc sợ đi vệ sinh, giảm sức đề kháng… Thụt đại tràng tuy là một phương pháp giúp điều trị táo bón nhưng có nên thụt tháo hậu môn cho trẻ thường xuyên để trẻ giảm táo bón?

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không?

Táo bón hiện nay ngày càng phổ biến, tình trạng này không chỉ phổ biến ở người lớn mà thường gặp cả ở trẻ em. Táo bón kéo dài có thể gây ra những hậu quả như biếng ăn, kém hấp thu, chậm tăng cân, trẻ quấy khóc sợ đi vệ sinh, giảm sức đề kháng…

Tham khảo thêm: Các biện pháp điều trị táo bón tại nhà tốt nhất cho bé.

Thụt đại tràng tuy là một phương pháp giúp điều trị táo bón nhưng có nên thụt tháo hậu môn cho trẻ thường xuyên để trẻ giảm táo bón?

Vì sao trẻ bị táo bón?

Táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa, gây ra đi ngoài không đều, có cảm giác đau kèm phân cứng. Với trẻ sơ sinh, trẻ đi ngoài dưới 2 lần một ngày được xác định là bị táo bón. Với trẻ bú mẹ là dưới 3 lần một tuần và trẻ lớn hơn là dưới 2 lần một tuần.

Những nguyên nhân phổ biến gây ra táo bón thường do chế độ ăn của trẻ không đúng: ăn quá nhiều chất đạm, uống ít nước, thiếu chất xơ, pha sữa không theo công thức của nhà sản xuất, uống quá nhiều sữa, ăn nhiều đồ ăn nhanh hoặc thực phẩm chế biến sẵn.

Ngoài ra, trẻ bị táo bón cũng có thể gặp khi trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu hoặc do tâm lý sợ bẩn hoặc ngại. Một số trường hợp ít gặp hơn nữa là do trẻ mắc phải dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa,  do nứt hậu môn, trĩ hoặc đang sử dụng một số loại thuốc gây giảm nhu động ruột.

Cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ như thế nào?

Táo bón ở người lớn - Những điều cần biết | Vinmec

Tùy vào nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ mà sẽ có cách xử trí và điều trị khác nhau. Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng này chúng ta cần nắm rõ những nguyên tắc sau:

Chế độ dinh dưỡng: Đảm bảo chế độ ăn của trẻ đầy đủ, đa dạng, cân đối, bổ sung thực ăn giàu chất xơ, tránh thức ăn chế biến sẵn, uống đủ nước. Với trẻ bú mẹ, trẻ bị táo bón do chế độ ăn của mẹ thiếu chất xơ vì vậy cần bổ sung cho trẻ 100 – 200 ml nước mỗi ngày.

Đối với các trẻ lớn hơn, lượng nước cần bổ sung vào cơ thể trẻ tùy theo lứa tuổi. Trẻ trong độ tuổi ăn dặm từ 6 – 12 tháng nên uống khoảng 200 – 300 ml nước hằng ngày. Trẻ từ 1 – 3 tuổi cần uống từ 500 – 600 ml nước mỗi ngày. Trẻ em trong độ tuổi 3 – 5 tuổi cần 1000ml nước/ ngày. Trẻ em trên 10 tuổi thì cần uống lượng nước như người lớn, từ 1,5 đến 2,2 lít mỗi ngày.

Một số thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:

  • Trái cây: lê, mận, táo, việt quất, kiwi…
  • Rau củ: bí ngô, khoai lang, súp lơ, cải bó xôi, rau diếp xoăn…
  • Ngũ cốc và các loại đậu đỗ: lúa mỳ nguyên hạt, yến mạch, đậu xanh, đậu lăng…
  • Các loại hạt: quả óc chó, chạt chia, hạt lanh…

Tăng cường vận động thể chất. Luyện tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ, tránh thói quen nín nhịn. Hướng dẫn trẻ ngồi toilet để hai đầu gối cao hơn phần hông, tốt nhất nên để bé ngồi xổm.

Xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 – 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (10 – 15 phút/lần).

Nếu việc thay đổi chế độ ăn không thể cải thiện tình trạng táo bón của trẻ, bố mẹ có thể sử dụng một số thuốc như: vào buổi sáng cho trẻ uống dầu Parafin, các loại thuốc chứa magie sunfat có tác dụng nhuận tràng hoặc thuốc bổ sung các vi khuẩn sống dưới dạng đông khô chẳng như cốm vi sinh để giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn.

Thụt tháo là phương pháp điều trị cuối cùng và cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu thụt tháo không đúng, có thể gây ra tình trạng mất nước, rối loạn điện giải nếu không được bù nước kịp thời sẽ ảnh hưởng tới tính mạng. Chưa nói đến việc tháo thụt liên tục theo kiểu cưỡng bức sẽ khiến cơ thắt hậu môn nhão, mất phản xạ và có thể đến một thời điểm cơ thắt hậu môn không còn khả năng tự chủ.

Thụt tháo đại tràng cho trẻ thế nào? Và có nên cho trẻ thụt thường xuyên hay không?

Với trẻ dưới 2 tuổi bị táo bón nặng, chỉ thụt tháo cho bé khi có chỉ định của bác sĩ. Với trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể thụt tháo hậu môn tại nhà cho trẻ. Khi thực hiện thao tác, cần làm đúng theo hướng dẫn như sau:

  • Sử dụng nước muối đúng nồng độ 0,9%, nhiệt độ nước khoảng 37.8 độ C, kích thước ống thông phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Nên bôi một ít dầu bôi trơn vào đầu tuýp thuốc để giúp đưa thuốc vào dễ hơn, trẻ không bị đau rát. Trường hợp trẻ căng thẳng gây co thắt hậu môn, cha mẹ không nên cố gắng làm bằng được vì sẽ gây tổn thương tại chỗ gây đau và tâm lý hoảng sợ của bé. Lúc này nên dừng lại và nói chuyện, động viên… đến khi bé sẵn sàng hợp tác.
  • Sau khi bơm chất lỏng vào ruột sẽ kích thích trẻ có cơn mót rặn, khó chịu và muốn đi cầu ngay. Do đó, trước khi thụt tháo cha mẹ cần nói điều này với trẻ để trẻ hiểu. Sau khi thụt tháo, hướng dẫn bé hít thở sâu và nín đi cầu vài phút. Mục đích là để phân kịp mềm giúp bé đi cầu dễ hơn.         
  • Cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, không được lạm dụng sử dụng thuốc thụt tháo thường xuyên khi trẻ bị táo bón. Vì lạm dụng sẽ khiến việc đi cầu của trẻ lệ thuộc vào thuốc. Thậm chí khi thụt tháo thường xuyên có thể khiến hậu môn bị kích thích, tổn thương các mô xung quanh…

Khi trẻ bị táo bón điều quan trọng là cần phải tìm ra đúng nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón của trẻ. Các bậc phụ huynh cần cải thiện chế độ ăn, bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, tránh thức ăn chế biến sẵn, uống đủ nước, tăng cường vận động thể chất và chỉ thụt tháo cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

BS. Tùng Duy

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Tổng hợp



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY