Trẻ cần ăn hay uống gì để tăng sức đề kháng?

10/01/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cân bằng đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch của trẻ. Biện pháp đơn giản nhất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ là cải thiện chế độ ăn của trẻ bổ sung những thực phẩm giúp tăng đề kháng.

Trẻ cần ăn gì hay bổ sung gì để tăng sức đề kháng? | viamclinic.vn
Tăng sức đề kháng là việc tối quan trọng đối với trẻ em.

Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng là khả năng chống lại sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai gây bệnh như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… vào cơ thể. Nếu trẻ có sức đề kháng yếu thì chỉ cần tiếp xúc với môi trường lạ, thời tiết thay đổi đột ngột, không khí ô nhiễm khói bụi, nước nhiễm hóa chất… thì rất dễ đổ bệnh. Một số bệnh lý thường gặp ở trẻ có thể kể đến như dị ứng, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi, cảm cúm và các bệnh rối loạn đường tiêu hoá như tiêu chảy, táo bón. Việc trẻ mắc bệnh liên tục sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn và cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ đó sức đề kháng kém, dễ rơi vào tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng.

Do đó, sức đề kháng là yếu tố quyết định đối với sự phát triển thể chất của con người, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần phải hết sức chú trọng trong việc tăng đề kháng để giúp trẻ trở nên khỏe mạnh hơn.

Cần bổ sung gì để giúp trẻ tăng đề kháng?

Đầu tiên là chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng cân bằng đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch của trẻ. Biện pháp đơn giản nhất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ là cải thiện chế độ ăn của trẻ bổ sung những thực phẩm giúp tăng đề kháng ví dụ như: cá, tôm, cua, thịt bò, các loại ngũ cốc…

             Đọc thêm bài viết: Bổ sung sắt, kẽm có giúp tăng đề kháng không?

Cần bổ sung gì để giúp trẻ tăng đề kháng? | viamclinic.vn
Bổ sung đầy đủ vitamin, dưỡng chất để đảm bảo sức đề kháng cho trẻ.

Thêm vào đó khuyến khích trẻ ăn đa dạng các loại rau củ quả tươi. Rau củ, trái cây không chỉ giàu vitamin mà còn chứa các dưỡng chất thực vật (phytonutrient) có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ hệ miễn dịch hiệu quả. Một số vitamin và chất khoáng có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể gồm:

  • Vitamin C: Đóng vai trò như một chất chống oxy hóa để chống lại các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Một số thực phẩm có nhiều vitamin C như: Ổi, cam, cải xoăn, ớt chuông, đu đủ…
  • Vitamin A: Có tác dụng duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa, làm vững chắc hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, nên bổ sung vitamin A từ các nguồn tự nhiên như: Cá ngừ, cà rốt, khoai lang, dưa lưới, bí ngô…
  • Vitamin D: Sự thiếu hụt vitamin D có thể khiến cho tế bào miễn dịch phản ứng chậm hơn và dễ dẫn tới nguy cơ khiến cơ thể bị nhiễm trùng. Tắm nắng là biện pháp hữu ích nhất giúp bổ sung vitamin D. Ngoài ra, loại vitamin này còn có trong một số thực phẩm như: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi…
  • Vitamin E: Có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ vitamin A và chất béo của màng tế bào khỏi bị oxy hóa, tham gia vào chuyển hóa tế bào. Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên và các loại rau có lá màu xanh đậm.
  • Vitamin B: Nhóm vitamin này tham gia vào quá trình chuyển hóa, tổng hợp các tế bào tham gia vào các cơ chế miễn dịch. Các vitamin nhóm B có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì, tim, gan.
  • Sắt: Cần thiết cho tổng hợp ADN và quá trình phân bào và tham gia quá trình tạo máu. Sắt có nhiều trong mộc nhĩ, nấm hương, rau dền đỏ, đậu tương, tiết bò, bầu dục lợn, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng…
  • Kẽm: Tham gia vào hàng trăm enzyme chuyển hóa trong cơ thể, vì vậy khi thiếu kẽm trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa do giảm sức đề kháng. Các thức ăn chứa nhiều kẽm như thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, ngao, hàu…
  • Selen: Đóng vai trò thiết yếu trong men glutathione peroxidase, một loại men ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch. Thiếu hụt selen có thể gây suy giảm chức năng bạch cầu và tuyến ức, ức chế hệ miễn dịch.

Ngoài ra trong giai đoạn giao mùa hoặc mùa dịch trẻ dễ bị nhiễm khuẩn, viêm đường hô hấp hơn, bên cạnh chế độ ăn hợp lý và đa dạng, bố mẹ có thể cho con sử dụng các thực phẩm bổ sung cung cấp vitamin.

Tuy chỉ là các yếu tố vi lượng, nhưng lạm dụng vitamin để “tẩm bổ” có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vì lý do đó, bố mẹ nên tìm hiểu kỹ về công dụng và liều dùng, cần tham tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng các dạng thực phẩm bổ sung vitamin.

Tham khảo thêm video hấp dẫn dưới đây:

@bacsiviam

Ăn gì để tăng đề kháng cho con? #viamclinic #xuhuongtiktok #khamdinhduong #xuhuongtiktok #learnontiktok #bacsiviam #tangdekhang

♬ Refreshing and cute bossa nova food YouTube(873394) – RYOpianoforte

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939/ 024.3633.5678

BS. Tùng Duy – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Tổng hợp



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY