Khi trẻ biếng ăn, vì muốn trẻ có đủ dinh dưỡng mà cơ thể đang cần phát triển, bạn có thể cân nhắc cho trẻ uống vitamin tổng hợp hàng ngày. Nhưng hãy thận trọng với nguy cơ uống quá nhiều, điều này có thể gây ra quá liều vitamin với các triệu chứng tương tự như ngộ độc thực phẩm.
Khi nào là quá liều vitamin ở trẻ em? Cùng tìm hiểu với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM nhé!
Contents
Vitamin tổng hợp cho trẻ em
Trẻ em cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu để cho cơ thể hoạt động. Học viện Nhi khoa Mỹ không khuyến nghị sử dụng vitamin tổng hợp cho trẻ em khỏe mạnh ăn một chế độ ăn uống đa dạng. Trẻ em không nhận đủ vitamin và khoáng chất từ chế độ ăn uống, có thể được hưởng lợi từ chất dinh dưỡng đơn hoặc bổ sung vitamin tổng hợp. Mặc dù hầu hết các vitamin tổng hợp đều an toàn nếu dùng theo liều lượng khuyến cáo, tuy nhiên chúng là thuốc và quá liều ở trẻ nhỏ luôn là vấn đề đáng lo ngại.
Khoảng 4.600 trẻ em phải cấp cứu mỗi năm do quá liều bổ sung, theo Viện Y tế Quốc gia. Điều này có thể xảy ra do uống quá nhiều vitamin tổng hợp hoặc do dùng quá liều từ việc uống bổ sung của người lớn mà trẻ nhầm với kẹo.
Quá liều sắt ở trẻ em
Tiêu thụ thuốc sắt dành cho người lớn là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc ở trẻ nhỏ, vì vậy điều quan trọng là phải đảm bảo giữ các chất bổ sung và thuốc có chứa sắt ngoài tầm với của trẻ em. Theo Đại học Chicago, hầu hết quá liều sắt ở trẻ em xảy ra do vô tình uống vitamin trước khi sinh hoặc vitamin tổng hợp có chứa sắt sunfat.
Nhu cầu khuyến nghị hàng ngày của sắt an toàn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sức khỏe tốt. Đối với trẻ em, các khuyến nghị là:
-
- Sau sinh đến 6 tháng: 0,27mg
- 7 đến 12 tháng tuổi: 11mg
- 1 đến 3 tuổi: 7mg
- 4 đến 8 tuổi: 10mg
- 9 đến 13 tuổi: 8mg.
Mức dung nạp đối đa cũng được đặt ra, số lượng cho trẻ sơ sinh đến 13 tuổi là 40 mg. Đây là lượng sắt tối đa từ thực phẩm và chất bổ sung dựa trên sự liên kết của sắt với tác dụng phụ đường tiêu hóa. Quá nhiều chất sắt sẽ ăn mòn niêm mạc đường tiêu hóa, chẳng hạn như dạ dày và ruột. Là một độc tố tế bào, sắt cũng có thể làm hỏng các tế bào tạo nên các mô như gan. Ngộ độc sắt có thể gây ra các triệu chứng như: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, chảy máu. Những triệu chứng này có thể nhanh chóng gây ra mất quá nhiều nước và máu, có thể dẫn đến co giật, hôn mê, suy đa tạng và tử vong.
Ngộ độc từ canxi
Có thể trẻ dùng quá liều canxi từ các chất bổ sung hoặc thuốc kháng axit mạnh cho người lớn. Khuyến nghị trung bình hàng ngày cho lượng canxi mà trẻ em cần phụ thuộc vào độ tuổi. Theo Viện Y tế Quốc gia, lượng canxi là:
-
- Sơ sinh đến 6 tháng: 200mg
- 7 đến 12 tháng tuổi: 260mg
- 1 đến 3 tuổi: 700mg
- 4 đến 8 tuổi: 1.000mg
- 9 đến 13 tuổi: 1.300mg.
Bất kỳ lượng canxi nào bổ sung trên các khuyến nghị này đều có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt và kẽm của trẻ. Các triệu chứng khác của quá liều canxi bao gồm: Đau bụng, đau xương, hôn mê, táo bón, tiêu chảy, đau đầu, nhịp tim không đều, ăn không ngon miếng, co giật cơ bắp,…
Xem ngay: Bác sĩ khám dinh dưỡng cho bé uy tín đáng tin cậy| Viam Clinic
Quá liều từ các vitamin khác
Hầu hết các vitamin tan trong nước của trẻ em thường không gây rủi ro vì lượng dư thừa được bài tiết ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Các vitamin tan trong chất béo trong các chất bổ sung được cung cấp theo thời gian có khả năng gây hại lớn hơn, bởi vì lượng dư thừa được lưu trữ trong gan và các tế bào mỡ.
Quá nhiều vitamin D đặc biệt có hại cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sự kết hợp của thực phẩm tăng cường hoặc công thức với bổ sung vitamin D có thể chiếm tỷ lệ cao hơn mức vitamin D bình thường tích lũy trong gan. Các triệu chứng ngộ độc vitamin D bao gồm: Lượng canxi dư thừa trong máu, buồn nôn và ói mửa, chậm tăng trưởng tinh thần và thể chất.
Vitamin A rất quan trọng đối với sức khỏe của da và mắt của trẻ. Tuy nhiên, lượng vitamin A quá mức từ các chất bổ sung và một số loại thuốc có thể gây ra các triệu chứng như: Chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt, hôn mê.
Selen thường là một thành phần trong vitamin tổng hợp vì trẻ em cần nó cho chức năng tuyến giáp và chống nhiễm trùng. Độc tính Selen có thể gây ra các triệu chứng: Tóc và móng giòn, rụng tóc, rối loạn đường tiêu hóa, viêm da, hơi thở mùi tỏi, mệt mỏi, cáu gắt, rối loạn thần kinh.
Trong số các vitamin B, niacin (B3) có thể gây hại nhiều nhất nếu trẻ nhỏ dùng lâu dài. Niacin thường được tìm thấy trong các chất bổ sung vitamin tổng hợp hoặc vitamin B tổng hợp. Theo Viện Linus Pauling, quá nhiều niacin có thể dẫn đến các triệu chứng: Đỏ bừng da trên mặt, cánh tay và ngực chuyển sang màu đỏ, da ngứa dữ dội, phát ban da, nhức đầu, đau bụng, uồn nôn và nôn, vàng da, nhìn mờ.
Phải làm gì khi trẻ bị quá liều vitamin?
Nếu các triệu chứng đột ngột xảy ra ở trẻ và bạn nghi ngờ bé tiêu thụ một thứ gì đó đáng lo ngại, có thể bao gồm quá liều vitamin tổng hợp, hãy liên hệ ngay với bệnh viện. Đừng gây nôn trừ khi được hướng dẫn làm như vậy. Nếu bạn được khuyên nên đưa trẻ đến phòng cấp cứu, hãy mang theo hộp đựng thuốc bổ sung đến bệnh viện. Điều trị y tế sớm rất quan trọng để phục hồi, đặc biệt là quá liều sắt và canxi.
Làm thế nào để giúp con trẻ có chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp để có cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện? Liên hệ ngay với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Tổng hợp từ Livestrong